Văn Yên bảo đảm an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

  • Cập nhật: Thứ năm, 3/11/2022 | 7:30:39 AM

YênBái - Thời gian qua, huyện Văn Yên triển khai thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc (CTDT) phù hợp thực tiễn địa phương, nhất là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.

Một cơ sở chế biến gỗ rừng trồng ở xã Quang Minh, huyện Văn Yên đã góp phần tạo việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều lao động địa phương.
Một cơ sở chế biến gỗ rừng trồng ở xã Quang Minh, huyện Văn Yên đã góp phần tạo việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều lao động địa phương.


Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên, huyện tập trung phối hợp triển khai chính sách dân tộc (CSDT), các nhiệm vụ liên quan đến CTDT và đồng bào DTTS ở địa phương một cách có hiệu quả, nhất là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (viết tắt là Chương trình). 

Cùng đó, huyện đã rà soát, tổng hợp, đăng ký nhu cầu đề nghị đầu tư thực hiện nội dung các dự án, tiểu dự án của Chương trình; tổng hợp nhu cầu hỗ trợ vốn vay đảm bảo đúng đối tượng thụ hưởng; chỉ đạo các ngành chuyên môn, chính quyền các địa phương thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi thực hiện tốt nội dung Chương trình và năm 2022 huyện được phân bổ 66.638 triệu đồng thực hiện các dự án thuộc Chương trình; trong đó, 38 tỷ 662 triệu đồng vốn đầu tư phát triển, 27 tỷ 976 triệu đồng vốn sự nghiệp. 

Ông Nguyễn Thế Quyền - Phó Trưởng phòng Dân tộc huyện Văn Yên cho biết: "Phòng đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu tổng hợp danh mục phân bổ nguồn vốn sự nghiệp năm 2022 cho các dự án theo quyết định trên cơ sở và rà soát đối tượng thụ hưởng, nhu cầu đảm bảo đúng quy định…”. 

Đối với đào tạo nghề lao động nông thôn là người DTTS, huyện ban hành các văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện các nhiệm vụ đào tạo nghề, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động như: kế hoạch đào tạo nghề, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động năm 2022; quyết định phê duyệt chỉ tiêu, kinh phí đặt hàng đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2022 với số lượng 600 lao động, kinh phí 1.068 triệu đồng. 

Huyện cũng ban hành văn bản gửi các trường THPT trên địa bàn phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái; Trường Trung cấp Nghề Bách khoa; Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế công nghiệp Thái Nguyên, các cơ sở dạy nghề khác tuyển sinh học nghề các trình độ: cao đẳng nghề, trung cấp nghề. 

Lao động sau học nghề được các trường nghề đảm bảo đầu ra, giới thiệu việc làm tới các doanh nghiệp đã liên kết, hợp tác, tiếp nhận người lao động sau học nghề đảm bảo việc học nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó, huyện mở 17 lớp học nghề cho 515 lao động nông thôn với tổng kinh phí khoảng 850 triệu đồng; trong đó, có 359 lao động là người DTTS.

Cùng với triển khai Chương trình, các chính sách như: Nghị quyết số 69/2020/NQ-HĐND ngày 16/12/2020 của HĐND tỉnh ban hành Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025; hỗ trợ phát triển và bảo vệ rừng cho vùng đồng bào DTTS; cấp giấy chứng nhận đất ở lần đầu cho người DTTS; hỗ trợ tiền điện; cấp thẻ bảo hiểm y tế người DTTS và người dân đang sinh sống tại các xã, thôn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn… được huyện thực hiện mang lại hiệu quả thiết thực. 

Từ đầu năm đến nay, huyện đã có trên 22.000 hộ được nhận hỗ trợ tiền điện với số tiền trên 6.162 triệu đồng; gia hạn 39.864 thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng thuộc diện thụ hưởng; đã hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận đất ở lần đầu cho 10 xã, gồm 9 xã khu vực III và 1 xã khu vực II là Phong Dụ Thượng, Phong Dụ Hạ, Đại Sơn, Nà Hẩu, Mỏ Vàng, Viễn Sơn, Châu Quế Hạ, Châu Quế Thượng, Lang Thíp, Xuân Tầm; đã lập hồ sơ xong 307 trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận và cấp xong 257 giấy chứng nhận đất ở lần đầu; tổng kinh phí đã giải ngân, thanh toán (lần 1) đợt 1 năm 2022 theo Nghị quyết số 69 với kinh phí 5.544 triệu đồng, đạt 85% kế hoạch. 

Trong đó, 3 cơ sở nuôi lợn thịt quy mô 100 con/cơ sở; 58 cơ sở nuôi lợn nái quy mô 15 con/cơ sở; 48 cơ sở nuôi trâu, bò quy mô 10 con/cơ sở; 34 cơ sở nuôi lợn nội kết hợp 3 nái, 20 thịt; 34 cơ sở nuôi dê; 47 cơ sở nuôi gia cầm đặc sản quy mô 300 con/cơ sở…

Thực hiện hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về CTDT, nhất là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, đã góp phần để Văn Yên đảm bảo an sinh xã hội, phát triển bền vững.

Thành Trung

Tags Văn Yên an sinh xã hội dân tộc thiểu số công tác dân tộc mục tiêu quốc gia miền núi

Các tin khác
Nhiều hội viên Hội CCB xã Cường Thịnh nuôi ong thu nhập trên 100 triệu đồng/năm.

Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác cựu chiến binh (CCB) trong giai đoạn mới”, thời gian qua, Hội CCB xã Cường Thịnh, huyện Trấn Yên luôn đoàn kết, gương mẫu tham gia các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng tổ chức Hội vững mạnh.

Ông Triệu Đức Lâm (bên phải) tuyên truyền, vận động nhân dân thôn Khe Phưa, xã Minh An đầu tư mở rộng vùng quế tại địa phương.

Sau hơn 10 năm triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Văn Chấn đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, hình thành được nhiều mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao; đời sống của đại bộ phận dân cư không ngừng nâng cao.

Đại biểu Nguyễn Thị Hà (Đoàn Bắc Ninh).

“Chúng ta đã có thành công nhờ đổi mới chính trị, kinh tế, giờ đây là lúc cần một cuộc đổi mới trong lĩnh vực văn hoá, biến văn hoá trở thành sức mạnh nội sinh, là hệ điều tiết cho phát triển đất nước”, đại biểu Bùi Hoài Sơn nêu quan điểm.

Việc mua SIM kích hoạt sẵn (SIM rác) rất dễ dàng.

Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), hiện có tới 5.710 cá nhân sở hữu hơn 100 SIM và có 261 cá nhân sở hữu hơn 1.000 SIM trên cả nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục