Yên Bái sản xuất nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu

  • Cập nhật: Thứ năm, 8/12/2022 | 7:35:25 AM

YênBái - Những năm gần đây, biến đổi khí hậu (BĐKH) đã gây nên nhiều hình thái thời tiết bất thường, khó lường và gây ra không ít thiệt hại cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Khắc phục và thích ứng với những biến đổi không có lợi do thời tiết cực đoan gây ra là yêu cầu cấp thiết, nhu cầu tất yếu của nông nghiệp Yên Bái.

Hồ chứa nước xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn đảm bảo trữ nước, tạo nguồn cấp nước cho sản xuất lúa và cung cấp bổ sung nước sạch.
Hồ chứa nước xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn đảm bảo trữ nước, tạo nguồn cấp nước cho sản xuất lúa và cung cấp bổ sung nước sạch.

BĐKH đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, thủy sản. Trong năm 2021, trên địa bàn tỉnh xuất hiện 10 đợt thiên tai do dông lốc, mưa lớn và ảnh hưởng của hoàn lưu 3 cơn bão gây thiệt hại trên 140 ha lúa và hoa màu.

Ở lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản, sự thay đổi về nhiệt độ, ẩm độ môi trường, mưa, bão, ngập úng xảy ra sẽ là môi trường và điều kiện lý tưởng cho các loại mầm bệnh sinh sôi, phát triển và bùng phát dịch bệnh. 

Năm 2021, dịch lở mồm long móng, tả lợn châu Phi, viêm da nổi cục, cúm gia cầm H5N6 đã xảy ra ở 9/9 huyện, thị, thành với tổng số gia súc, gia cầm mắc bệnh trên 10.000 con; trên 12 ha diện tích nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng của mưa lớn gây ngập úng, cuốn trôi. 

Sự tác động của BĐKH cũng làm cho tỷ lệ sống của rừng trồng giảm, ảnh hưởng đến việc phủ xanh đất trống đồi núi trọc và gây khó khăn cho công tác phòng cháy chữa cháy. Nhận thức rõ về vấn đề này, ngành nông nghiệp Yên Bái đã có một số mô hình sinh kế thích ứng với BĐKH. 

Như dự án nâng cấp, gia cố hồ chứa nước xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn hoàn thành đã đảm bảo trữ nước tạo nguồn cấp nước cho 30 ha lúa, cung cấp bổ sung nước sạch cho khoảng 300 người. Dự án cũng đã góp phần tạo cảnh quan cho khu du lịch sinh thái Suối Giàng, thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái của địa phương.

Năm 2021, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc và Trung tâm Khuyến nông Yên Bái phối hợp xây dựng 20 ha mô hình canh tác sắn bền vững trên đất dốc tại huyện Văn Yên theo dạng sắn với hệ thống băng (hoặc xen) cây thức ăn cho gia súc bảo vệ đất. 

Mô hình này đã làm tăng năng suất sắn trên 10%, giảm tỷ lệ xói mòn đất trên 20%, thu nhập trong mô hình tăng 10 - 15% so với canh tác thông thường đồng thời cung cấp bổ sung 50 - 60 tấn thức ăn xanh/ha/năm cho chăn nuôi đại gia súc. 

Tính đến thời điểm hiện tại, Yên Bái đã có một số mô hình tưới tiết kiệm nước do các hộ dân tự đầu tư xây dựng ở một số xã, phường trên địa bàn thành phố Yên Bái áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt và tưới tiết kiệm trong nhà lưới, nhà kính cho các loại cây ăn quả, rau màu, hoa… 

Ông Đặng Thành Trung - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh tại cuộc tọa đàm về chủ đề "Giải pháp sinh kế thích ứng và giảm thiểu rủi ro thiên tai tại cộng đồng” do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp tổ chức ở Yên Bái vào tháng 11/2022 cho biết: "Để giảm thiểu ảnh hưởng của BĐKH đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, chúng ta cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp. Trước tiên, cần phải xác định ứng phó với BĐKH trong lĩnh vực nông nghiệp không chỉ là nhiệm vụ của riêng ngành nông nghiệp mà là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội, của các cấp, các ngành, các tổ chức, mọi người dân và cần được tiến hành với sự đồng thuận, quyết tâm cao từ cấp tỉnh đến cơ sở. Đây cũng chính là thực hiện phối hợp đồng bộ đa ngành, đa lĩnh vực". 

"Các nhiệm vụ ứng phó với BĐKH phải được thể hiện trong các nghị quyết, chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển của tỉnh, các ngành, các địa phương cũng như được thể chế hóa bằng các văn bản quy phạm pháp luật, được quán triệt để tổ chức thực hiện đến từng cán bộ, từng người dân”. Ông Trung nói thêm.

Ứng phó một cách hiệu quả, bền vững với BĐKH cả trước mắt lẫn lâu dài, công tác tuyên truyền, vận động cần đi đôi với việc giới thiệu đến nông dân các giải pháp thích ứng phù hợp, có ý nghĩa thiết thực để phát triển sản xuất nông nghiệp trong từng lĩnh vực cụ thể. Nông dân giữ vai trò hết sức quan trọng trong quá trình thích ứng này bởi họ trực tiếp là người thực hiện mọi hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Nguyễn Thơm

Tags Yên Bái nông nghiệp sạch biến đổi khí hậu dịch lở mồm long móng tả lợn châu Phi viêm da nổi cục

Các tin khác
Chiến sĩ trẻ trong giờ học Điều lệnh Công an nhân dân.

Cách đây hơn một tháng, những bạn trẻ còn bịn rịn, lưu luyến phút chia tay mà hôm nay đã chững chạc, rắn rỏi hơn hẳn trong bộ quân phục; vẻ trang nghiêm trong tiết học điều lệnh, tập trung cao độ trong buổi học quân sự, nghiệp vụ… Chuyện những những người lính trẻ tại Tiểu đoàn Huấn luyện, Trung đoàn Cảnh sát cơ động Tây Bắc, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động.

Bí thư Huyện ủy Mù Cang Chải Nông Việt Yên khen thưởng và tặng quà cho người dân tiêu biểu xã Nậm Có.

Huyện tập trung tuyên truyền, nhân rộng những tập thể, cá nhân trong xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, trong sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế, giúp nhau xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, nhất là trong phong trào xây dựng nông thôn mới… bằng nhiều hình thức đa dạng

Lực lượng công an Trấn Yên diễn tập vây bắt tội phạm tại xã Nga Quán.

Thời gian qua, huyện Trấn Yên đã đẩy mạnh xây dựng phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ)”, tạo chuyển biến tích cực về tư tưởng, hành động, nâng cao nhận thức pháp luật cho nhân dâ, góp phần ngăn ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật và giảm thiểu các loại tội phạm phát sinh.

Công ty Xi măng và Khoáng sản Yên Bái nơi xảy ra sự cố

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 39/CĐ-TTg ngày 22/4/2024 về vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục