Nậm Lành: Hiệu quả từ những lớp tập huấn

  • Cập nhật: Thứ năm, 18/1/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Vẫn là những công việc chăn nuôi, trồng cấy hàng ngày nhưng đối với các lớp tập huấn, nó đã được nâng lên thành những kỹ năng, giúp đời sống phát triển, kinh tế vươn tới một nấc mới, hiệu quả hơn. Đó chính là mục đích của những lớp tập huấn cho bà con nhân dân tại xã Nậm Lành (Văn Chấn) trong thời gian qua.

Sau những lớp tập huấn người dân đã chuyển dần từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi công nghiệp. (Ảnh minh hoạ)
Sau những lớp tập huấn người dân đã chuyển dần từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi công nghiệp. (Ảnh minh hoạ)

Người dân Nậm Lành những ngày này đang sống trong niềm vui được mùa. Vụ sản xuất vừa qua đã đạt năng suất cao nhất từ trước đến nay. Tính trung bình cả năm 2006, năng suất lúa đạt 53 tạ/ha/vụ, cao hơn rất nhiều so với năm 2004, chỉ đạt 42 tạ/ha. Đó là kết quả của các lớp tập huấn kỹ thuật trồng lúa nước do Dự án Chia sẻ phối hợp với xã tổ chức. Qua 14 lớp, đã thu hút 529 người tham dự. Với một thời gian không dài, các giảng viên đã giảng giải những kiến thức về làm mạ, chăm sóc, phòng ngừa sâu bệnh, thu hoạch và bảo quản…một cách đơn giản, dễ hiểu nhất cho đa phần người dân có trình độ văn hoá còn nhiều hạn chế. Sau những nỗ lực từ cả hai phía người dạy và người học, tất cả các hộ gia đình trong xã đều được trang bị những kiến thức cơ bản nhất để áp dụng vào thực tế sản xuất nông nghiệp để biến cây lúa nước thành cây lương thực có hiệu quả cao.

Công tác tập huấn còn mở 14 lớp tập huấn chăn nuôi trâu bò được mở đã thu hút 534 người tham dự. Chị Nguyễn Thị Xoan - một trong những hộ chăn nuôi giỏi trong xã về dự tập huấn. Chị đã tâm sự rất thật rằng, từ trước tới nay gia đình chị được biết đến là một trong những hộ biết cách chăn nuôi nhưng thật ra phải đến tận bây giờ khi được các chuyên gia nông nghiệp chỉ bảo, chị mới biết những kỹ thuật cơ bản trong việc chọn giống, chống dịch bệnh, chống rét, tìm nguồn thức ăn…Trước đây, đàn trâu bò của nhà chị có năm mùa rét vẫn bị chết, thiệt hại không nhỏ. Sau đợt tập huấn, chị sẽ bàn với gia đình sửa chữa chuồng trại: “Chắc chắn mùa đông này sẽ không có con trâu, bò nào chết rét nữa”.

Theo Chủ tịch xã - Lý Kim Kinh thì trước đây ở Nậm Lành, việc chăn nuôi gia cầm của các hộ gia đình chỉ chủ yếu phục vụ nhu cầu bữa ăn hàng ngày. Nay, với lớp tập huấn chăn nuôi gia cầm, nhiều hộ dân đã bắt đầu xác định phát triển đàn gia cầm theo hướng chăn nuôi công nghiệp. Với sự bấp bênh, nhiều nguy cơ từ việc đàn gia cầm bị dịch bệnh, các lớp tập huấn đặc biệt quan tâm đến việc phổ biến công tác phòng trừ dịch bệnh, đảm bảo an toàn, giảm bớt nguy cơ thua lỗ. Ngoài ra, các lớp tập huấn cũng hướng vào các nội dung phát triển kinh tế khác, phù hợp với lợi thế tại địa phương như: trồng chè trên diện tích đất đồi, chăm sóc và bảo vệ rừng…; đảm bảo đa dạng hướng làm ăn, phát triển kinh tế cho tất cả người dân Nậm Lành.

Không chỉ phát triển kinh tế mà còn hướng đến sự phát triển đời sống xã hội, tinh thần. Với mục tiêu đó, các lớp học đã hướng tới đối tượng phụ nữ với việc tập huấn các kỹ năng chăm sóc sức khoẻ sinh sản và xoá mù chữ. Từ  buổi học xoá mù đầu tiên, hàng trăm chị em từ các thôn bản đã về dự với sự vui mừng pha lẫn tò mò, lạ lẫm. Tại đây, các chị được học nhận mặt chữ cái, tập đọc, tập viết, học cộng, trừ, nhân, chia…Qua 90 ngày, 228 chị em đã có thể đọc, viết và tính toán. Nếu như tinh thần học tập của người học là một phần tạo nên kết quả khả quan đó, thì sự nhiệt tình, hết lòng, hết sức của người dạy có ý nghĩa quyết định sự thành công của các lớp xoá mù, bởi dạy chữ cho đa phần chị em người dân tộc thiểu hầu như còn chưa sõi tiếng phổ thông. Theo kết quả đó, các lớp tập huấn chăm sóc sức khoẻ sinh sản đã được mở. Nhờ biết đọc, biết viết, chị em có thể nắm bắt thuận lợi hơn những kiến thức về dưỡng thai, tránh thai, vệ sinh sau sinh con, chăm sóc con sau khi sinh…342 chị em sau những bỡ ngỡ, những e ngại ban đầu đã nhanh chóng tập trung vào học tập. Các giảng viên cũng đặc biệt quan tâm giáo dục kế hoạch hoá gia đình, phòng chống các căn bệnh xã hội. Điều này sẽ củng cố thêm kết quả không có hộ sinh con thứ ba mà xã đã đạt được.

Chưa bao giờ ở Nậm Lành có nhiều lớp tập huấn và đông đảo người dân tham dự như thế. Sau những lớp tập huấn này, người dân nơi đây đã phần nào nhận thức được việc nâng cao kiến thức, nâng cao kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm sống…Với những giảng viên lớp tập huấn, giờ chia tay bà con, hơn ai hết họ mong mỏi sức lực của mình có thể phần nào giúp người dân mảnh đất này có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Thu Hạnh

Các tin khác
Học sinh đến tham quan tại Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà lưu niệm thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại làng Dương Nỗ.

Với 10 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh sống và học tập tại mảnh đất cố đô, những tên đất, tên làng, nơi ở, đồ dùng và những câu chuyện cảm động về Người đã trở thành những di sản vô giá.

Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương và bà Nguyễn Phạm Duy Trang, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương trao giải Nhất và Huy hiệu Tuổi trẻ sáng tạo cho em Đỗ Quang Minh

Bộ Thông tin -Truyền thông phối hợp với Bộ Giáo dục- Đào tạo, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, Báo Thiếu niên Tiền phong và Báo Nhi đồng vừa tổ chức Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 53 - năm 2024 tại Ninh Bình.

Toàn cảnh Hội nghị.

Ngày 17/5, Ban Chỉ đạo diễn tập khu vực phòng thủ Thị ủy Nghĩa Lộ đã tổ chức Hội nghị giao nhiệm vụ diễn tập chiến đấu xã, phường trong khu vực phòng thủ năm 2024 cho các thành viên Ban chỉ đạo, Ban tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ thị xã.

Lễ kỷ niệm diễn ra trang nghiêm tại khu tượng đài thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước ở Quảng Bình.

Lễ kỷ niệm 65 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh – đường Trường Sơn huyền thoại diễn ra trang nghiêm với sự tham dự của hàng trăm đại biểu là cựu thanh niên xung phong, đoàn viên, thanh niên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục