Tín hiệu vui trong công tác giáo dục mầm non ở Pá Hu

  • Cập nhật: Thứ sáu, 26/1/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Những năm gần đây, sự học ở huyện vùng cao Trạm Tấu (Yên Bái) đã cho thấy những tín hiệu vui, đóng góp tích cực vào việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn lực cán bộ kế cận cho các địa phương vùng sâu, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc. Đặc biệt, với hệ thống phân hiệu trường và các lớp mầm non cắm bản, Pá Hu, xã vùng cao khó khăn của huyện năm học này đã vận động được gần 600 học sinh bậc tiểu học và trung học cơ sở và trên 100 trẻ trong độ tuổi mẫu giáo, mầm non đến trường.

Giờ thể dục buổi sáng của các cháu nhà trẻ Trường Mầm non Hoa Phượng Pá Hu.
Giờ thể dục buổi sáng của các cháu nhà trẻ Trường Mầm non Hoa Phượng Pá Hu.

Dẫn chúng tôi đi thăm cơ sở vật chất của trường, cô giáo Nguyễn Thị Bích – Hiệu trường nhà trường bộc bạch: “Trường vừa mới thành lập nên cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học của cô và trò còn rất thiếu. Trường mới có 2 phòng học xây cấp 4 bán trú; đồ dùng sinh hoạt cũng như học tập và chỗ ngủ của các cháu tạm đảm bảo ở mức tối thiểu. Nhưng đây đã là sự nỗ lực rất lớn của chính quyền địa phương, bản thân mỗi thầy cô giáo, nhất là sự chuyển biến tích cực trong tư tưởng, nhận thức của đồng bào”. Được biết hiện nay ở các thôn bản lẻ của xã như: Tà Tàu, Pá Hu, Kang Rông hay thôn Háng Gàng… lớp học dành riêng cho bậc mầm non chưa có mà các thầy cô giáo vẫn phải tự khắc phục bằng cách học nhờ lớp của bậc tiểu học và phòng học của giáo viên.

Với đặc điểm 100% học sinh là dân tộc Mông nên việc giao tiếp, truyền thụ kiến thức bằng tiếng phổ thông cho các cháu gặp rất nhiều khó khăn. Thêm vào đó, đời sống của đồng bào còn nghèo, trình độ dân trí thấp… do vậy nhận thức về quyền và nghĩa vụ của con trẻ là rất hạn chế. Việc học của con trẻ hầu như phó mặc cho nhà trường và các cô. Chính bởi lẽ đó mà ngoài việc truyền thụ kiến thức, các cô còn phải đảm nhiệm vai trò của một người mẹ: chăm sóc, uốn nắn nề nếp sinh hoạt cho các cháu từ bữa cơm, giấc ngủ kể cả ngày cũng như đêm. Cô Bích cho biết thêm, “riêng với những học sinh ở bản xa, gia đình không có điều kiện đón đưa, trong khi cơ sở vật chất của nhà trường chưa đảm bảo chỗ ở qua đêm cho các cháu thì phần lớn các cô phải kiêm thêm phần việc là tình nguyện đưa đón các em đến trường”. Cũng từ những nỗ lực và quyết tâm đó năm học này Trường Mầm non Hoa Phượng Pá Hu đã có 119 cháu được ra lớp, trong đó có 4 nhóm nhà trẻ và 5 nhóm mẫu giáo. Đây là thành công rất lớn trong công tác vận động chiêu sinh của nhà trường.

Theo các cô giáo Trường Mầm non Hoa Phượng Pá Hu, với sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của đồng bào như hiện nay thì công tác vận động học sinh ra lớp không còn là khó khăn lớn nhất. Điều làm các cô giáo quan tâm hơn cả đó là làm sao đảm bảo bữa ăn đủ dinh dưỡng cho các cháu, trong khi điều kiện sinh hoạt của đồng bào còn thiếu thốn. Bên cạnh đó, tình trạng đẻ đông, đẻ dầy và những quan niệm lạc hậu cũng là nguyên nhân khiến cho nhiều trẻ em ở đây, nhất là trẻ em gái chưa được đến trường đúng độ tuổi.

Cần hơn bao giờ hết sự vào cuộc của mỗi người dân, các ban ngành, đoàn thể và sự quyết tâm cao của chính quyền cơ sở. Có như vậy công tác xã hội hoá giáo dục nói chung, công tác chăm sóc trẻ em ở xã vùng cao Pá Hu nói riêng mới đạt được những thành quả vững chắc. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Đảng bộ, chính quyền xã Pá Hu đang quyết tâm thực hiện, chú trọng phát huy hiệu quả của các mô hình bán trú dân nuôi từ ngành học mầm non đến bậc tiểu học và trung học cơ sở tại các thôn, bản.
 
Minh Anh

 

Các tin khác
Đội cảng sát giao thông Công an tỉnh Yên Bái. (Ảnh: Thanh Hương)

YBĐT - Năm 2006 tỉnh Yên Bái có nhiều sự kiện chính trị - xã hội quan trọng như kỷ niệm các ngày lễ lớn, hoặc tổ chức đăng cai các hội nghị lớn của Trung ương và các bộ ngành. Đặc biệt thời gian qua liên tiếp xảy ra 7 vụ cướp trộm mô tô, xe máy với nhiều hình thức, thủ đoạn tinh vi, manh động, có những địa phương bình yên, lặng lẽ như vùng cao Trạm Tấu đã xảy ra tới 3 vụ trộm xe máy…

Đồng chí Hoàng Thị Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao bằng khen của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho các cá nhân.

YBĐT - Năm 2006 Sở Lao động- Thương binh và Xã hội đã tích cực tham mưu với tỉnh triển khai lồng ghép các hoạt động của ngành đến các cấp, các ngành, giải quyết tạo việc làm mới cho 17.158 lao động, tổ chức cho 2.500 lao động đi làm việc ở tỉnh ngoài, đào tạo nghề cho 5.780 lao động.

Năm 2007 ngành tiếp tục cải cách thủ tục, nâng cao hiệu quả hoạt động hành chính tư pháp. (Ảnh minh hoạ)

YBĐT - Quán triệt Nghị quyết 49- NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cánh tư pháp đến năm 2010, năm 2006, Ngành tư pháp Yên Bái đã tập trung củng cố kiện toàn tổ chức sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ đề ra.

Ảnh minh hoạ (Tuấn Anh)

YBĐT - Công đoàn viên chức (CĐVC) tỉnh Yên Bái với 41 tổ chức công đoàn cơ sở thuộc các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; 1.757 công chức viên chức; CĐVC tỉnh đã chỉ đạo thực hiện tốt các phong trào thi đua, góp phần quan trọng vào thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển KTXH của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục