Xuân về trên vùng cao Trạm Tấu

  • Cập nhật: Thứ năm, 1/2/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Về huyện vùng cao Trạm Tấu vào những ngày áp tết Nguyên đán 2007, cũng là lúc đồng bào dân tộc Mông đang vui tết cổ truyền của dân tộc mình. Trong cái rét của đợt áp thấp nhiệt đới, nhưng đi trên các bản làng vùng cao này vẫn thấy một sự ấm áp trên mỗi bản làng. Từ Bản Công, Bản Mù, Phình Hồ, Tà Xi Láng đến Trạm Tấu, Pá Hu... đâu đâu cũng bắt gặp những khuôn mặt rạng ngời của người dân chào đón xuân về.

Mùa xuân mới đang về trên vùng cao Trạm Tấu sau nét cười rạng rỡ của các thiếu nữ Mông.
Mùa xuân mới đang về trên vùng cao Trạm Tấu sau nét cười rạng rỡ của các thiếu nữ Mông.

Các chàng trai, cô gái Mông trong bộ trang phục truyền thống rực rỡ đèo nhau trên những chiếc xe máy đắt tiền xuống chợ huyện mua sắm sao mà vui tươi nhộn nhịp! Một sắc thái mới đang về với đất và người vùng cao nơi đây.

 

Chủ tịch UBND huyện Trạm Tấu Lầu A Páo phấn khởi cho biết: "Kết thúc kế hoạch năm 2006, Trạm Tấu đã thu được những kết quả khá toàn diện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 9,15%, cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch rõ nét. Sản xuất nông-lâm nghiệp đã làm nên những thành tích mới. Tổng diện tích gieo trồng cây lương thực 3.472 ha, tăng 149 ha so với năm 2005. Tổng sản lượng lương thực có hạt 8.328 tấn, tăng 833 tấn, an ninh lương thực được đảm bảo cũng đã là quý lắm rồi bởi ruộng nương thì có ít, đất đai cằn cỗi, trình độ thâm canh người dân còn hạn chế, phong tục tập quán của đồng bào Mông không quen gieo cấy lúa chiêm xuân. Mì mèn mén (ngô xay rồi cho vào xôi) là nguồn lương thực truyền thống của đồng bào Mông vùng cao, vậy mà nay ngày cũng đỏ lửa hai lần với cơm gạo trắng thì vui quá đi chứ! Những diện tích lúa chiêm xuân trước đây chỉ là ruộng bỏ hoang cho cỏ mọc vậy mà nay đã gieo cấy 460 ha. Không chỉ có vậy, bà con còn đưa giống lúa lai năng suất cao vào gieo cấy, cùng với mức đầu tư thâm canh cao hơn, năng suất đạt 45,12 tạ/ha. Chỉ riêng vụ chiêm xuân cũng đóng góp sản lượng thóc khá lớn 2.078 tấn, giải quyết được cho bao người ăn ".

 

Không dừng lại ở đó, huyện còn vận động bà con đưa cây đỗ tương vào gieo trồng trên các ven đồi, núi trên các thửa ruộng một vụ 217 ha. Đậu tương trồng xuống mặc dù mức đầu tư chăm bón có hạn song vẫn lên xanh tốt, đơm hoa kết trái cho năng suất bình quân cả năm đạt gần 8 tấn/ha, sản lượng đạt trên 164 tấn. Phát huy thế mạnh đất đai, khí hậu thời tiết vận động nhân dân đưa cây chè Shan vào gieo trồng mới, trồng dặm, trồng cải tạo. Trước tiên tập trung vào đầu tư trên 609 ha chè hiện có, thu hái bán cho chế biến được 471 tấn, chăm sóc tốt 192 ha chè Shan đang kỳ kiến thiết cơ bản, trồng dặm 52 ha, trồng mới, trồng cải tạo 10 ha chè giâm cành. Đồng bào Mông đã biết trồng và phát triển cây chè theo hướng sản xuất hàng hoá chứ không còn làm theo kiểu được chăng hay chớ như trước đây. Những đồi chè được trồng, chăm sóc đang tua tủa búp non, báo hiệu một mùa chè bội thu. Từ chỗ đại bộ phận nhân dân chỉ biết chặt phá rừng làm nương là chính thì nay người Kinh, Thái và người Mông đã biết trồng và tu bổ rừng. Toàn huyện đã trồng mới 1.340 ha trong đó có 1.130 ha rừng phòng hộ đầu nguồn. Năm 2006 qua đi đánh dấu một mốc quan trọng trong sản xuất lâm nghiệp, người vùng cao Trạm Tấu đã biết trồng rừng kinh tế và đã trồng được 200 ha. Song song với trồng rừng, huyện còn làm tốt công tác quản lý bảo vệ 6.398 ha rừng trồng, giao khoán bảo vệ 17.360 ha rừng tự nhiên.

 

Chăn nuôi gia súc đã được phát huy và đàn trâu, bò, ngựa tăng theo từng năm. tổng đàn đã đạt trên 10 ngàn con. Để giúp các hộ nghèo có tư liệu sản xuất, huyện đã cấp 300 con bò  cho các hộ nghèo theo Đề án cải tạo đàn bò, tiếp nhận 48 con bò và 360 con dê thuộc các chương trình dự án cấp cho hộ nghèo. Hàng trăm công trình thuỷ lợi, giao thông được khánh thành đưa vào sử dụng càng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Sự nghiệp văn hoá - xã hội không ngừng được đổi mới, trường học, trạm y tế đang ngày được xây dựng khang trang hơn, đủ điều kiện chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân. Đạt được những kết quả đó có sự lãnh chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền sự nỗ lực vươn lên của bà con nhân dân. Ngoài ra còn có sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước, tỉnh và các tổ chức kinh tế - xã hội trong và ngoài nước. Đó là quan điểm chỉ đạo của Đảng và tấm lòng của nhân dân cả nước luôn hướng về vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn.

 

Những kết quả và thành tựu đạt được đã đẹp và vui, nhưng có lẽ vui hơn cả là những biến đổi sâu xa trong nếp nghĩ, cách làm của người dân. Người dân đã tự chủ sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng rừng, vào đồng ruộng, nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi, xoá đói giảm nghèo. Một mùa xuân mới nữa lại về. Hy vọng rằng, Đảng bộ và nhân dân vùng cao Trạm Tấu tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được và tiếp tục đi lên cùng nhân dân các dân tộc trong tỉnh xây dựng quê hương Yên Bái ngày một giàu đẹp.

 

Thanh Phúc

Các tin khác
Bà Hoàng Thị Pháo bên ba đứa con tật nguyền.

YBĐT - Trong một chuyến đi công tác, tôi được đồng chí Nguyễn Quốc Việt – Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh Yên Bái trực tiếp dẫn đến thăm gia đình ông Lương Thanh Xuân ở thôn 9, xã Động Quan (Lục Yên). Ngôi nhà sàn nằm chênh vênh bên sườn núi với lối vào nhỏ và chật hẹp. Bên trong căn nhà là từng mảnh đời đang chịu đựng sự đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần do hậu quả của chất độc da cam mà đế quốc Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam.

YBĐT - Có thể nói, chưa bao giờ phong trào phụ nữ Yên Bái lại có nhiều mô hình, loại hình hoạt động như hiện nay. Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo hội phụ nữ các cấp vận động hội viên toàn tỉnh thực hiện có hiệu quả chương trình vay vốn tạo việc làm, tăng thu nhập và phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình. Tính đến hết tháng 6 - 2006, toàn tỉnh đã thành lập 4.000 tổ, nhóm phụ nữ vay vốn, tín dụng tiết kiệm cho 1,350 triệu lượt hội viên vay vốn để sản xuất ở 180 xã, phường, thị trấn. Qua đó, có gần 2.000 phụ nữ thoát nghèo, góp phần cùng cả tỉnh giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 19,29% năm 2001 xuống còn 7% vào giữa năm 2006.

Nông dân vùng cao Văn Chấn làm đất gieo cấy lúa chiêm xuân.
(Ảnh: Pa Ri)

YBĐT - Năm 2006, Hội Nông dân xã Tân Nguyên (Yên Bình) được Đảng bộ xã đánh giá xếp loại là tổ chức đoàn thể hoạt động có hiệu quả nhất trong công tác xoá đói giảm nghèo ở địa phương. Kết quả đó của tổ chức Hội Nông dân cơ sở đã góp phần quan trọng vào phong trào góp công xây dựng nông thôn mới ở vùng cao Yên Bái.

Tiểu phẩm của đội tuyển xã Nậm Lành tại Hội thi tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS huyện Văn Chấn tổ chức tháng 12/2006 tại xã Nậm Lành. (Ảnh: PaRi)

YBĐT - Phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái là nơi sinh sống của gần 1 vạn dân trong đó 70% dân số làm thương mại kinh doanh, sản xuất tiểu thủ công nghiệp và lao động tự do. Cùng với điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội thì những tệ nạn cũng phát sinh như tệ nạn nghiện hút, buôn bán ma tuý và vấn đề lây nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục