Người mẹ khốn khó chăm con bị nhiễm chất độc da cam

  • Cập nhật: Thứ ba, 11/7/2023 | 2:31:40 PM

YênBái - Về thôn Ghềnh Ngai, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên hỏi thăm nhà cháu Lương Tiến Đạt hầu như ai cũng biết - cháu bé bị nhiễm chất độc da cam thế hệ thứ ba từ ông nội để lại.

Chị Lê Thị Thắm - Chủ tịch Hội Phụ nữ Công an huyện Văn Yên (bìa trái) cùng đoàn công tác thăm, tặng quà động viên gia đình cháu Lương Tiến Đạt.
Chị Lê Thị Thắm - Chủ tịch Hội Phụ nữ Công an huyện Văn Yên (bìa trái) cùng đoàn công tác thăm, tặng quà động viên gia đình cháu Lương Tiến Đạt.

Dành chút thời gian ngắn ngủi với chúng tôi, chị Nguyễn Thị Dân - mẹ cháu Đạt vừa chuyện trò vừa không ngừng đưa vạt áo chấm những dòng nước trực trào nơi khóe mắt. Người đàn bà 46 tuổi ấy, nặng chưa đến 40 kg, nhỏ thó, già hơn nhiều so với tuổi khi phải thay chồng chăm 3 đứa con thơ dại, ốm đau, bản thân chị không có nghề nghiệp, chỉ làm ruộng, ai thuê gì làm nấy.

Sinh ra và lớn lên ở miền quê lúa Hải Dương, lớn lên theo bạn bè vào Nam làm công nhân rồi gặp anh Lương Văn Anh, quê thôn Ghềnh Ngai, xã Tân Hợp. Năm 2011, hai người nên duyên vợ chồng rồi chị theo chồng về quê sinh sống. Cuộc sống hạnh phúc đôi vợ chồng trẻ như nhân lên, trong vòng 4 năm từ 2011 - 2015, chị lần lượt sinh ra 3 người con, 2 trai, 1 gái. 

Thế nhưng chuỗi ngày hạnh phúc chưa tày gang khi cháu Lương Tiến Đạt (con trai thứ 2) xuất hiện nhiều dấu hiệu lạ. Lúc mới sinh, như bao đứa trẻ khác, Đạt lành lặn, các dấu hiệu sinh tồn bình thường nhưng đến tháng thứ 3, cháu vẫn không có dấu hiệu phát triển như những đứa trẻ bình thường như biết lẫy, hóng chuyện hay có các phản xạ khác. 6 tháng rồi 1 tuổi, vợ chồng chị bế con về Bệnh viên Nhi Trung ương khám xét, mãi rồi cũng ra kết quả. 

"Bác sĩ người Nhật Bản chỉ rõ cháu bị nhiễm chất độc da cam thế hệ thứ 3 từ ông nội. Từ đó, thằng bé ốm đau liên tục, thân thể còi cọc, đầu óc không phát triển, các chi liệt hoàn toàn, nằm đâu nằm đó, chỉ ăn và khóc, bố mẹ phải thay nhau ở nhà trông con…" - chị Dân chia sẻ.

Chị Dân cho biết thêm: Tháng 2/2016, chồng tôi đột ngột bị xuất huyết não, chỉ trong vòng thời gian ngắn, anh đã ra đi bỏ lại cho cho tôi gánh nặng lớn khi đứa con nhỏ mới tròn 1 tuổi, đứa lớn mới 4 tuổi. Không còn nỗi đau nào đau hơn, tôi suy sụp và lo lắng không biết chống chọi ra sao khi 3 đứa con nhỏ, không một công việc nào ổn định, cuộc sống của 4 mẹ con chỉ trông vào hơn 1,8 sào ruộng của bố mẹ chồng cho. 

Năm tháng qua đi, mỗi tháng ngoài số tiền trợ cấp của Nhà nước dành cho thế hệ thứ 3 bị nhiễm chất độc hóa học của cháu Đạt hơn 900 ngàn đồng (số tiền mới được thay đổi gần đây) và trợ cấp mẹ đơn thân 820 ngàn đồng, chị chăm chỉ làm thuê làm mướn, ngày nông nhàn, chị lên rừng nhặt lá quế bán cho tiểu thương, mỗi ngày kiếm được 30-50 nghìn đồng thêm vào mua thức ăn cho các con.




Đạt 9 tuổi bé xíu và hàng ngày vẫn phải có người trông coi, chăm sóc.

"Từ ngày chồng mất, mẹ con tôi nhận được sự quan tâm của chính quyền địa phương và các cấp. Vào dịp đầu năm học hoặc dịp Tết Nguyên đán đều nhận được quà động viên các cháu. Năm 2022, Chương trình "mẹ đỡ đầu” của Hội Phụ nữ Công an tỉnh Yên Bái đã nhận đỡ đầu cháu lớn Lương Khánh Ly mỗi tháng 300 nghìn đồng tiền sách vở… Đó là những sẻ chia mà mẹ con tôi nhận được từ cộng đồng” - chị Dân cho biết thêm.

Được biết, con gái lớn Lương Khánh Ly, học sinh lớp 6, Trường TH&THCS Tân Hợp đã biết giúp mẹ việc nhà, chăm nom em để mẹ yên tâm đi làm thuê. Năm học vừa qua cháu đạt danh hiệu học sinh giỏi và cháu Lương Trung Quân, học sinh lớp 3, Trường TH&THCS Tân Hợp cũng được lên lớp, đó là niềm vui, động lực tiếp thêm cho chị Dân sức mạnh vượt khó.

"Trước kia, ngôi nhà cũ ọp ẹp, dột nát, ngày nắng 4 mẹ con còn ở được, ngày mưa gió bỏ đó chạy sang trú nhờ hàng xóm. Từ khi được Nhà nước hỗ trợ 40 triệu đồng, họ hàng và mọi người động viên, tôi vay thêm 90 triệu để làm lại căn nhà đảm bảo chỗ chui ra, chui vào an toàn… nhưng cháu Đạt ốm đau thường xuyên, tiền thuốc thang và tiền lãi ngân hàng vẫn chưa trả được khiến tôi rất khổ tâm không biết có nuôi nổi 2 cháu còn lại học tiếp được không” - cảm xúc đau đớn trái chiều đan xen giằng xé tâm can, lại khiến người mẹ bất hạnh ôm mặt khóc như một đứa trẻ.

Trao đổi với chúng tôi, đại úy Lê Thị Thắm - Chủ tịch Hội Phụ nữ Công an huyện Văn Yên cho biết:  "Thời gian tới, Hội Phụ nữ Công an huyện Văn Yên sẽ phát động ủng hộ, giúp đỡ mẹ con chị Dân một phần việc nhỏ để động viên mẹ con chị vượt qua khó khăn, nhưng lâu dài rất cần sự chung tay của cộng đồng xã hội. Nhìn chị gồng mình chống chọi với cuộc sống mưu sinh, chăm con bị bệnh, chúng tôi rất xót xa, nhưng cũng không thể giúp được gì nhiều. Qua đây, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ quan tâm của các quý cơ quan, doanh nghiệp cùng các nhà hảo tâm chung tay giúp đỡ, giúp chị Dân có nguồn kinh phí tiếp tục chữa bệnh cho cháu Đạt, tiếp sức cho hai cháu Ly, Quân tiếp tục được tới trường".

MỌI SỰ ỦNG HỘ XIN GỬI VỀ ĐỊA CHỈ:

1- Chị Nguyễn Thị Dân
Địa chỉ: Thôn Ghềnh Ngai, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
Số điện thoại: 0868.201512

2. Đại úy Lê Thị Thắm
Địa chỉ: Chủ tịch Hội LHPN Công an huyện Văn Yên
Số điện thoại:0845965678
Số TK: 37110000355403

Thủy Thanh

Tags Văn Yên chất độc da cam

Các tin khác
Công đoàn Trường THCS Cát Thịnh tích cực tham gia các hoạt động thể dục thể thao nâng cao sức khỏe, gắn kết mối quan hệ trong đồng nghiệp, đồng chí.

Phát huy vai trò, trọng trách là tổ chức chính trị - xã hội đại diện cho ý chí, nguyện vọng của người lao động, những năm qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Văn Chấn đã không ngừng đổi mới hoạt động, đẩy mạnh các phong trào thi đua, các cuộc vận động tập trung hướng về cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi để đoàn viên và người lao động yên tâm công tác, lao động sản xuất đạt hiệu quả cao.

Đường giao thông nông thôn đang được đầu tư xây dựng tại thôn Ngòi Ngần

Mấy ngày qua, mạng xã hội lan truyền bài viết từ tài khoản Facebook "Vân Hồ" có nhiều nội dung được xem là bất thường như: "Tôi là công dân thôn Ngòi Ngần, xã Bảo Ái, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái... Thôn triển khai làm đường giao thông nông thôn lại bắt ép dân đóng góp số tiền vượt quá khả năng...".

Các em nhỏ đọc sách tại Thư viện rạp Hồng Hà, thành phố Yên Bái.

Cùng với sự phát triển của tỉnh, hiện nay, hệ thống thư viện trên địa bàn cũng đã phát triển cả về số lượng, chất lượng, phổ biến rộng rãi từ trung tâm thành phố đến các huyện, thị, xã, thị trấn, trường học, bệnh viện, quân đội, trại giam... với 17 thư viện từ cấp tỉnh đến huyện và xã, 115 tủ sách cơ sở và 155 tủ sách lớp học đảm bảo đáp ứng nhu cầu của bạn đọc.

Học sinh Trường Tiểu học & THCS thị trấn Thác Bà tham gia các khóa học bơi.

Các nhà trường đã tăng cường các tiết giáo dục kỹ năng sống, giáo dục ngoài giờ lên lớp để giúp các em được rèn luyện kỹ năng sống, tránh những mối nguy hại có thể xảy ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục