Yên Bái: Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ nữ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
- Cập nhật: Thứ năm, 20/11/2008 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - Với những khó khăn vốn có của một tỉnh miền núi, những năm qua tình hình phụ nữ và công tác phụ nữ của Yên Bái còn nhiều hạn chế, nguyên nhân chính được xác định là trình độ văn hoá, chuyên môn của phụ nữ nhìn chung còn thấp, tỷ lệ phụ nữ mù chữ còn cao, ở khu vực nông thôn, phụ nữ chưa được quan tâm đào tạo nghề, thiếu đất canh tác, thậm chí bị phân biệt đối xử, tình trạng bạo lực trong gia đình, các tai tệ nạn vẫn còn nảy sinh...
Trước thực trạng đó, thực hiện Nghị quyết 11 – NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Yên Bái đã đề ra nhiều giải pháp cụ thể để thực hiện mục tiêu nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn cho chị em. Một trong những mục tiêu được đặc biệt quan tâm là thực hiện các quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực giáo dục.
Quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực giáo dục được lồng ghép thực hiện với các phong trào thi đua và 6 nhiệm vụ trọng tâm của Hội. Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh đã chỉ đạo các ngành thành viên phối hợp với ngành giáo dục - đào tạo đẩy mạnh tuyên truyền, huy động học sinh ra lớp, đặc biệt là các trường ở vùng đồng bào dân tộc, vùng cao, vùng sâu; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ nữ. Đến nay, tỷ lệ nữ tham gia cấp uỷ các cấp (nhiệm kỳ 2005 – 2010) đã đạt 16,77%, tăng 2,6% so với nhiệm kỳ trước; tỷ lệ nữ tham gia HĐND các cấp bình quân đạt 29,33%, nữ đại biểu Quốc hội đạt tỷ lệ 33,33%; tỷ lệ kết nạp đảng viên nữ đạt 40,13%.
Tính riêng 2 năm 2006 – 2007, Yên Bái đã mở 6 lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước cho trên 500 cán bộ của tỉnh, huyện, xã trong đó số học viên nữ chiếm tới 40%; mở 12 lớp trung cấp chính trị, văn phòng, tư pháp... cho trên 600 học viên, trong đó có 186 học viên nữ; các ngành mở 53 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ theo chuyên đề nâng cao năng lực cho 2.162 người, trong đó học viên là nữ chiếm 43,7%.
Hội phụ nữ mở 98 lớp tập huấn nghiệp vụ cho 3.563 cán bộ là tổ trưởng, tổ phó các chi hội, hội phụ nữ, sử dụng có hiệu quả 101 tủ sách tại cơ sở nhằm chống tái mù chữ cho phụ nữ. Trong thời gian qua, các cấp hội đã phối hợp với ngành giáo dục - đào tạo trong nâng cao trình độ văn hoá cho chị em, hiện tại, đã có 100% phụ nữ từ 18 – 40 tuổi được học các lớp xoá mù chữ, 100% cán bộ ban chấp hành phụ nữ vùng cao được phổ cập giáo dục tiểu học; trong năm qua, Yên Bái đã mở 58 lớp xoá mù chữ cho 1.456 phụ nữ.
Năm 2008, Hội Phụ nữ Yên Bái vinh dự được nhận giải thưởng Co Va về thành tích xoá mù chữ cho chị em trong tỉnh. Điển hình trong công tác này là Hội Phụ nữ xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu. Những năm qua, chi hội phụ nữ thôn Km 14 + 17 xã Trạm Tấu đã cùng với các đoàn thể trong thôn tổ chức tuyên truyền, vận động được trên 95% trẻ em trong độ tuổi đến trường, trong đó trẻ em gái chiếm 48%, đến nay đã có 90% trẻ em gái trong thôn đi học từ các lớp mẫu giáo đến hết chương trình THCS và THPT tại trường của xã, của huyện.
Từ hoạt động này, đã tạo nên phong trào thi đua học tập rộng khắp trong thôn với mong muốn có kiến thức để phát triển kinh tế gia đình. Bên cạnh việc nâng cao trình độ văn hoá cho phụ nữ, hoạt động giáo dục truyền thống, giáo dục phẩm chất đạo đức cho chị em được các cấp hội đẩy mạnh. Thông qua nhiều hình thức như: tổ chức mít tinh, toạ đàm, hội thảo, hội thi… vào dịp ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 20/10 và các ngày lễ lớn trong năm, các cấp hội đã tập trung tuyên truyền Luật Bình đẳng giới, Luật Bạo lực gia đình, về phòng chống tệ nạn xã hội, phòng chống buôn bán phụ nữ... nhận thức của chị em đã được nâng lên rõ rệt.
Với những kết quả đã đạt được trong thời gian qua, Yên Bái phấn đấu đến năm 2010 toàn tỉnh sẽ có 70% phụ nữ trong độ tuổi 18 – 40 được xoá mù chữ; 30% phụ nữ được đào tạo có trình độ trên đại học, 30% nữ lao động được đào tạo nghề trong tổng số lao động được đào tạo nghề; 70% nữ cán bộ, công chức, công nhân lao động được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn; 30 – 35% cán bộ nữ được học lý luận chính trị từ trung cấp đến cử nhân... nhằm từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương.
Khánh Linh
Các tin khác
YBĐT - 3 năm trước đây, đời sống kinh tế xã hội của nhân dân xã Nậm Lành còn gặp rất nhiều khó khăn. Những thói quen sinh hoạt, những hủ tục lạc hậu cùng với điều kiện kinh tế thấp kém là những nguyên nhân chính làm giảm chất lượng cuộc sống của nhân dân. Để phát triển kinh tế - xã hội, từng bước nâng cao đời sống nhân dân, cấp ủy, chính quyền địa phương đã đề ra nhiều giải pháp và triển khai thực hiện.
Bộ Y tế vừa có văn bản yêu cầu Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm (ATVSTP) phối hợp với các Bộ ngành liên quan sửa đổi, bổ sung các quy định pháp lý để cải tiến phương thức quản lý nhà nước liên quan đến khâu cấp đăng ký và chứng nhận sản phẩm trong tháng 11/2008.
YBĐT - Hiện nay, xã Sơn Thịnh (Văn Chấn - Yên Bái) đang quản lý 40 người nhiễm HIV/AIDS. Xác định công tác phòng chống HIV/AIDS là lâu dài, là trách nhiệm chung của toàn xã hội Đảng ủy xã đã đưa nội dung về phòng chống HIV/AIDS vào nghị quyết để chỉ đạo thực hiện.