Yên Bái: Tập trung chỉ đạo hướng về cơ sở

  • Cập nhật: Thứ hai, 12/1/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Với chủ đề “Đoàn kết, đổi mới, hội nhập và phát triển”, Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ V, nhiệm kỳ 2008 - 2013 được tổ chức tại Hà Hội đã thành công tốt đẹp. Phóng viên Báo Yên Bái đã có cuộc phỏng vấn bà Phạm Thị Tuyết Nga - Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, Trưởng đoàn đại biểu nông dân tỉnh Yên Bái tham dự Đại hội.

Chăn nuôi bò là một thế mạnh mang lại thu nhập cao cho nhiều hộ nông dân ở vùng cao.
Chăn nuôi bò là một thế mạnh mang lại thu nhập cao cho nhiều hộ nông dân ở vùng cao.

- Xin bà cho biết những kết quả cơ bản của Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ V?

Đại hội đã thảo luận và thông qua các văn kiện quan trọng. Đó là, báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khóa IV với tiêu đề: xây dựng Hội Nông dân Việt Nam vững mạnh, xứng đáng là trung tâm và nòng cốt trong phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế; báo cáo sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam và Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam sửa đổi, bổ sung; báo cáo kiểm điểm của Ban chấp hành Trung ương Hội khóa IV và bầu Ban chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khóa V, nhiệm kỳ 2008 - 2013.

Đến nay, cả nước đã có trên 10 triệu hội viên nông dân với 92.417 chi hội, 182.924 tổ hội. Số hộ đạt tiêu chuẩn hộ sản xuất giỏi các cấp tăng 13,6% so với nhiệm kỳ trước. Bình quân hàng năm có trên 8 triệu hộ đăng ký gia đình văn hóa. Với tinh thần tích cực, khẩn trương, nghiêm túc và trách nhiệm cao, Đại hội đã bầu 124 ủy viên Ban chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khóa V, trong đó có 21 ủy viên Ban Thường vụ. Ông Nguyễn Quốc Cường tái đắc cử, giữ chức Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khóa V và 5 phó chủ tịch.

 - Xin bà cho biết những chỉ tiêu chủ yếu trong nhiệm kỳ này?

Bà Phạm Thị Tuyết Nga: Đại hội đã thống nhất và đề ra các chỉ tiêu cụ thể như: phấn đấu 100% thôn, ấp, bản có nông dân có tổ chức hội; nâng tổng số hội viên cả nước lên 12 triệu; có trên 80% cơ sở hội đạt danh hiệu khá và vững mạnh, trong đó 60% cơ sở hội vững mạnh; phấn đấu 100% chi hội có quỹ hội. Hàng năm, có từ 60% số hộ nông dân trở lên đăng ký phấn đấu và có từ 50% số hộ đăng ký đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp; bình quân hàng năm giảm 3% hộ nghèo; phấn đấu 100% cơ sở hội, 60% chi hội có Báo Nông thôn Ngày nay và 60% cơ sở hội có Tạp chí Nông thôn mới; tổ chức dạy nghề ngắn hạn cho 20 vạn nông dân/năm.

- Về dự Đại hội, Đoàn đại biểu nông dân tỉnh Yên Bái mang những tâm tư, nguyện vọng gì, thưa bà?

Đoàn đại biểu nông dân tỉnh Yên Bái có 14 đại biểu, đại diện cho hơn 88 nghìn hội viên nông dân toàn tỉnh mang tâm tư, nguyện vọng, ý chí đề đạt với Đại hội, với Đảng, Nhà nước. Đó là: cần hoàn thiện chính sách về tích tụ ruộng đất theo hướng nới rộng hạn điền, thời gian sử dụng hợp lý theo từng vùng, thuận lợi cho việc đầu tư mở rộng quy mô sản xuất hàng hóa lớn.

Có cơ chế, tạo điều kiện cho Hội Nông dân có nguồn lực tham gia tổ chức các hoạt động, tư vấn, hỗ trợ dịch vụ cho nông dân trong sản xuất và đời sống; tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở nông thôn, hỗ trợ nông dân có nguồn lực thực hiện cơ giới hóa sản xuất và tăng cường đào tạo nghề, giải quyết việc làm dư thừa ở nông thôn. Nhà nước và các cấp cần tạo điều kiện cho các cấp hội nông dân tham gia trực tiếp các chương trình, dự án về phát triển nông nghiệp, nông thôn. Cần có chính sách bảo hiểm đối với một số vật nuôi, cây trồng chính và hỗ trợ một phần kinh phí đóng bảo hiểm để người nông dân yên tâm sản xuất, hạn chế được tác động xấu của dịch bệnh, thời tiết khắc nghiệt.

Đề nghị Nhà nước giao cho hội nông dân thực hiện các dự án hướng dẫn người nghèo cách làm ăn ở vùng cao, vùng dân tộc thiểu số; tăng cường hỗ trợ, tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận, sử dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, kinh doanh và thông tin thị trường, giúp nông dân đứng vững trong điều kiện kinh tế hội nhập; hỗ trợ công tác dạy nghề cho nông dân chuyển đổi nghề và sản xuất, kinh doanh có hiệu quả kinh tế cao. Nhà nước cần làm tốt hơn vai trò quản lý để điều hòa lợi ích giữa nông dân và doanh nghiệp, khắc phục tình trạng doanh nghiệp luôn được bảo hộ nhưng vẫn đầu cơ, ép giá để thu lợi, ít quan tâm đến lợi ích của nông dân, những người trực tiếp làm ra sản phẩm.

- Bà có thể cho biết, sau Đại hội V Hội Nông dân Việt Nam và Đại hội VII Hội Nông dân tỉnh Yên Bái, trong năm 2009 và những năm tiếp theo, Hội Nông dân tỉnh Yên Bái sẽ tập trung thực hiện những nhiệm vụ chính nào?

Ngay sau khi Đại hội VII Hội Nông dân tỉnh và Đại hội V Hội Nông dân Việt Nam kết thúc, Ban chấp hành Hội Nông dân tỉnh đã chú trọng vào những nhiệm vụ chính. Cụ thể, các cấp hội cần tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên nông dân về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước để nhận thức rõ hơn về vai trò, nhiệm vụ của giai cấp nông dân và hội nông dân trong thời kỳ đẩy nhanh CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời, cần chủ động tuyên truyền, phổ biến cho hội viên nông dân hiểu biết về thời cơ, thách thức cũng như thuận lợi và khó khăn của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; từng bước thay đổi, tiến tới loại bỏ cách thức sản xuất độc canh, phân tán, tư tưởng bảo thủ, trông chờ ỷ lại và xây dựng hình mẫu người nông dân tiên tiến, có tư duy đổi mới, sáng tạo, có ý chí quyết tâm thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Tổ chức hội phải thực sự là trung tâm, nòng cốt cho phát triển nông thôn, trọng tâm là phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng. Bên cạnh đó, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH - HĐH; vận động và tổ chức cho nông dân tham gia xây dựng các vùng sản xuất tập trung thâm canh, chuyên canh gắn với sản xuất và chế biến sản phẩm.

Đồng thời tiếp tục đổi mới phong cách lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành của ban chấp hành các cấp hội; xây dựng đội ngũ cán bộ hội các cấp có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tư duy đổi mới, sáng tạo, có chuyên môn. Đặc biệt, tập trung chỉ đạo hướng về cơ sở, xây dựng chi hội vững mạnh, phát triển hội viên bảo đảm cả về số lượng và chất lượng; vận động cán bộ, hội viên nông dân tích cực tham gia cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”...

- Xin cảm ơn bà!

Văn Tuấn (thực hiện)

Các tin khác
Xưởng chế biến gỗ rừng trồng ở huyện Mù Cang Chải.

YBĐT - Vào những ngày đầu năm 2009, chúng tôi đã có dịp trở lại thăm huyện vùng cao Mù Cang Chải (Yên Bái). Suốt chặng đường từ chân núi Khau Phạ qua đỉnh đèo lên đến trung tâm huyện lỵ, đâu đâu cũng bắt gặp những khuôn mặt rặng rỡ của bà con người Mông bên đường, trên các sân cỏ vui chơi hội “Gầu tào”. Hoa mận, hoa đào, hoa Tớ dày và hoa chàm đang đua nhau khoe sắc tô thắm núi rừng và gợi một cảm nhận về một mùa xuân đang đến sớm ở nơi vùng cao này.

Các phương tiện đã sẵn sàng phục vụ tết.

YBĐT - Bao giờ cũng vậy, cứ từ 20 tháng Chạp đến mùng 10 tháng Giêng là nhu cầu đi lại của người dân lại tăng đột biến. Vì vậy, việc phục vụ và quản lý vận tải hành khách trong dịp tết Nguyên đán luôn đặt ra cấp thiết.

YBĐT - Để giúp huyện đặc biệt khó khăn có vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nhân dân, trong năm 2008, thông qua các chương trình, dự án của Nhà nước huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã được đầu tư trên 23,7 tỷ đồng.

Hôm nay 12-1, miền Bắc lại đón thêm một đợt không khí lạnh tăng cường nữa và trời sẽ rét rất đậm, nhiều nơi rét hại nặng trên diện rộng. Đó là dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương đưa ra hôm qua 11-1, sau khi nhận định một bộ phận không khí lạnh đang xuất hiện ở địa lục Trung Quốc và di chuyển dần về phương Nam. Cùng với nhiệt độ tụt xuống rất thấp, theo dự báo ở những khu vực có độ cao lớn như Mẫu Sơn (Lạng Sơn), dãy Fansipan và cả khu vực lân cận thị trấn Sa Pa (Lào Cai), Sìn Hồ (Lai Châu)… có thể xảy ra băng giá (những giọt sương, nước đọng lại thành băng).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục