Khai mạc Đại hội khuyến học toàn quốc lần thứ II

  • Cập nhật: Thứ năm, 24/9/2009 | 12:00:00 AM

Sáng nay, 24/9, Đại hội thi đua khuyến học toàn quốc lần thứ II chính thức khai mạc tại Hà Nội với sự tham dự của gần 600 đại biểu. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã tới dự và có bài phát biểu tại đại hội.

Chủ tịch Nguyễn Mạnh Cầm phát biểu khai mạc đại hội.
Chủ tịch Nguyễn Mạnh Cầm phát biểu khai mạc đại hội.

Phát biểu khai mạc Đại hội, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm nhấn mạnh, năm 2000 tại Đại hội thi đua Khuyến học đầu tiên, cả nước mới chỉ có 40 tỉnh, thành có tổ chức Hội với 500.000 hội viên, đến nay tổ chức Hội đã có mặt ở tất cả các tỉnh, thành, quận huyện với số lượng hội viên đã lên đến 6,5 triệu người.

 

Cùng với sự phát triển về bề rộng đã xuất hiện những mô hình đặc thù như “gia đình hiếu học” (GĐHH), “dòng họ khuyến học” (DHKH), “cụm dân cư khuyến học”. Nếu năm 2004 mới có 1,5 triệu gia đình đăng ký đạt danh hiệu GĐHH và vài trăm dòng họ đăng ký đạt danh hiệu DHKH, đến năm 2008 cả nước đã có gần 3,5 triệu gia đình đạt danh hiệu GĐHH và trên 35.000 dòng họ đạt danh hiệu DHKH.
 
Để tạo cơ sở học  tập thường xuyên cho người lớn, nông dân, lao động ở thành thị và cho những người không có điều kiện đến trường, các Trung tâm học tập cộng đồng ở xã, phường đã được phát triển nhanh, mạnh. Nếu năm 1999 cả nước chỉ có 7 Trung tâm thì nay đã có 9.500 Trung tâm học tập cộng đồng, chiếm 86% số xã phường trong cả nước, vượt chỉ tiêu Chính phủ đề ra, là đến năm 2010, 80% xã phường phải có Trung tâm học tập cộng đồng.

 

Quỹ khuyến học các cấp đã được thành lập bằng nhiều hình thức phong phú, trước hết bằng sự đóng góp của các nhà hảo tâm, các doanh nhân thành đạt, nhà chùa, nhà thờ,… để cấp học bổng cho các trẻ em nghèo được đi học và các em học giỏi vượt khó đi lên, thực hiện công bằng giáo dục. 
 

Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu tới dự Đại hội.
 
Ngoài việc góp tiền cho quỹ khuyến học, nhiều nơi nhân dân còn đóng góp vật liệu xây dựng để sửa chữa trường lớp, hiến hàng trăm, hàng ngàn mét vuông đất để xây dựng trường học, như các tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu, Hậu Giang và rất nhiều tỉnh khác…

 

Bắt nguồn từ TPHCM “học bổng 1&1”, sáng kiến nuôi “heo đất khuyến học” của TP Hồ Chí Minh, “ống tiết kiệm khuyến học” của Thanh Hoá, “Tết khuyến học”, “Tháng khuyến học” của Nghệ An, phong trào “ba đỡ đầu” của Quảng Ninh và rất nhiều hình thức sinh động… đã được nhân rộng ra nhiều nơi trong cả nước. 

 

Trong 3 năm trở lại đây, mỗi năm Quỹ khuyến học cấp học bổng cho 2,5 đến 3 triệu học sinh nghèo được đi học, khen  thưởng cho hàng chục ngàn học sinh, sinh viên học giỏi các cấp, giúp đỡ cho hàng ngàn giáo viên dạy giỏi nhưng gặp khó khăn trong cuộc sống. 

 

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Chủ tịch danh dự Hội khuyến học Việt Nam đã gửi thư tới đại hội. Đại tướng đánh giá cao bước phát triển của phong trào khuyến học với những mô hình độc đáo trong 9 năm qua.

 

Đại tướng hi vọng, đại hội lần này sẽ là động lực đưa phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài xây dựng xã hội học tập lên một tầm cao mới, góp phần chuyển nhanh mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở, tiến tới xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực dồi dào, phát hiện bồi dưỡng và sử dụng nhân tài, bảo đảm thành công cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

(Theo Dân Trí)

Các tin khác

Người bị tai nạn giao thông (TNGT) không chứng minh được mình không vi phạm pháp luật thì không được hưởng bảo hiểm y tế (BHYT).

Giáo án điện tử đã trở thành phương pháp giảng dạy hiệu quả nhất của trường.

YBĐT - Giáo án điện tử tuy không còn xa lạ gì với các trường THPT trên địa bàn thành phố Yên Bái. Song với Trường THPT dân tộc nội trú Yên Bái, sau những lần giảng dạy thử nghiệm tại một số lớp thì đến năm học 2006 – 2007, nhà trường mới chính thức đưa vào giảng dạy trong toàn trường.

Đeo khẩu trang phòng lây nhiễm cúm A/H1N1 (Ảnh có tính chất minh họa)

YBĐT - Mẫu gửi xét nghiệm tại Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư đã có kết luận ngày 23/9, trường hợp của một học sinh lớp 12 trú tại tổ 10B thị trấn nông trường Trần Phú, huyện Văn Chấn (Yên Bái) dương tính với cúm A (H1N1).

Kinh tế khó khăn lại sinh đẻ nhiều nên trẻ em vùng cao không được gia đình chăm sóc tốt. (Ảnh: minh họa)

YBĐT - Nó thật không may mắn, sinh đứa thứ 6 là con trai, nhưng thằng nhỏ chưa đầy 3 tháng tuổi thì chết. Nó vẫn phải sinh tiếp thôi! Xin chính quyền cho nó đẻ thêm một thằng cu, dù có phải nộp tiền cũng sẵn sàng! Nó ở với tôi, không có con trai, tài sản này nó không được hưởng! Nó đang chán lắm - ông Khang Sênh Chu, bố đẻ của Khang A Ninh thôn Tà Chơ, xã Kim Nọi (huyện Mù Cang Chải) nói vậy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục