Chi hội Nông dân thôn Khe Rộng: Gây quỹ từ vườn tre Bát Độ

  • Cập nhật: Thứ ba, 29/9/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Thấy được lợi ích từ cây măng Bát Độ, năm 2006 Chi hội Nông dân thôn Khe Rộng đã mạnh dạn vay Ngân hàng Chính sách xã hội huyện 20 triệu đồng để đầu tư cho 1ha măng Bát Độ và lấy rừng măng làm nơi tập hợp lao động sản xuất tập thể và khi cho thu hoạch sẽ lấy tiền làm quỹ hội.

Trước đây thôn người Dao thôn Khe Rộng xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên (Yên Bái) rất nghèo. Nguyên nhân nghèo đói ở đây bắt nguồn từ việc người dân chưa biết ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhất là chưa có cây trồng phù hợp, đem lại giá trị kinh tế cao để khai thác tiềm năng về đất đai. Đến khi chương trình trồng tre măng Bát Độ được triển khai ở Trấn Yên và xã Kiên Thành được xác định là vùng trọng điểm thì chi hội nông dân của thôn đã nhận thức được đây chính là cây xoá đói, giảm nghèo của các gia đình hội viên.

Ban chấp hành Chi hội bắt đầu từ việc vận động hội viên tích cực trồng tre măng theo đúng hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật và phối hợp cùng chính quyền và các ngành, đoàn thể khác tổ chức tốt việc ký kết hợp đồng đầu tư phân bón, giống, vốn cũng như bao tiêu sản phẩm với Công ty Vạn Đạt - một đối tác tin cậy mà huyện đã lựa chọn.

Từ sự tích cực vận động nên tất cả các gia đình ở Khe Rộng đều trồng măng Bát Độ và là thôn có diện tích tre măng lớn nhất (trên 100 ha). Trong thôn cũng đã xuất hiện mô hình hợp tác trồng măng do ông Lê Là làm tổ trưởng gồm 10 hộ, đã trồng được 15 ha, hiện nay tre măng cho thu hoạch mỗi năm hàng trăm triệu đồng hoặc có những hộ như gia đình ông Triệu Phú Yên trồng 2 ha tre măng mỗi năm cho thu vài chục triệu đồng.

Thấy được lợi ích từ cây măng Bát Độ, năm 2006 Chi hội Nông dân thôn Khe Rộng đã mạnh dạn vay Ngân hàng Chính sách xã hội huyện 20 triệu đồng để đầu tư cho 1ha măng Bát Độ và lấy rừng măng làm nơi tập hợp lao động sản xuất tập thể và khi cho thu hoạch sẽ lấy tiền làm quỹ hội.

Ông Triệu Đính Hách - Chi hội trưởng Nông dân thôn Khe Rộng kể lại: "Lợi ích từ cây măng đã rõ nên chủ trương làm rừng tre măng Chi hội Nông dân đã được cả 58/58 hội viên hưởng ứng. Những buổi làm cỏ, chăm sóc măng được đại diện các gia đình hội viên nhiệt tình tham gia và kết quả là ngay vụ đầu tiên tiếp quản rừng măng, Chi hội đã thu được 12 triệu đồng.

Vụ măng 2007 và năm 2008, sau khi trừ chi phí đã cho tổng thu 26 triệu đồng. Năm 2009, vụ măng chưa kết thúc số tiền đã thu được trên 10 triệu đồng". Hàng chục triệu đồng thu được từ ngọn măng do chính các hội viên làm ra đã được trả hết nợ cho Ngân hàng Chính sách xã hội và số còn lại cho hội viên nghèo vay không lãi để chi tiêu khi ốm đau hoạn nạn hoặc đầu tư vào sản xuất. Nhờ trồng măng Bát Độ đến nay, số quỹ của Chi hội Nông dân thôn Khe Rộng lên tới 30 triệu đồng.

Được biết, Chi hội Nông dân thôn Khe Rộng trước đây còn vay 100 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội mua đàn bò 40 con về chia cho các hội viên chăn thả để gây quỹ. Sau 3 năm, đàn bò sinh trưởng và phát triển tốt. Mới đây Chi hội đã họp bàn nhận định, bãi chăn thả ngày càng thu hẹp, giá trị từ việc nuôi bò không cao do nuôi quảng canh nên Chi hội đã quyết định bán đàn bò để tiếp tục đầu tư trồng măng Bát Độ giúp hội viên có việc làm nhằm phát triển nguồn quỹ lớn hơn nữa.

Lê Phiên

Các tin khác

YBĐT - Là tỉnh miền núi có nhiều vùng trọng điểm có nguy cơ mắc và phát dịch sốt rét, nhưng 15 năm qua trên địa bàn tỉnh đã không có dịch sốt rét xảy ra, tỷ lệ bệnh nhân mắc sốt rét hàng năm đã giảm và liên tục trong 14 năm liền không có bệnh nhân tử vong do sốt rét. Đó là kết quả đáng ghi nhận của cán bộ, y bác sĩ Trung tâm phòng chống Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng (PCSR-KST-CT) tỉnh trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ ban đầu cho nhân dân.

Tiết mục văn nghệ của các cháu Trường mầm non Hoa Ban (TP Yên Bái).
(Ảnh: Thanh Ba)

YBĐT - So với các xã vùng 3 thuộc vùng Đông hồ Thác Bà thì xã Phúc An, huyện Yên Bình (Yên Bái) có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trên địa bàn xã tình trạng trẻ bị tai nạn thương tích, chết đuối vẫn xảy ra (mỗi năm Phúc An xảy ra từ 2 - 3 vụ trẻ em chết đuối). Nghiêm trọng hơn đầu tháng 5/2009, trên địa bàn xã xảy ra vụ việc một bé gái 13 tuổi ở thôn Đồng Tý bị xâm hại tình dục.

YBĐT - Năm 2008, xã Gia Hội huyện Văn Chấn (Yên Bái) được công nhận Chuẩn quốc gia về y tế xã (CQGVYTX). Trước những khó khăn của một xã thượng huyện có nhiều dân tộc cùng sinh sống, trình độ dân trí thấp, tập quán lạc hậu. Làm thế nào để duy trì CQGVYTX vẫn đang là câu hỏi lớn đặt ra đối với cấp ủy, chính quyền và ngành chức năng ở địa phương.

Đến đêm qua 28-9, khi bão số 9 (tên quốc tế là Ketsana do Lào đăng ký, tên một loại cây tỏa hương) còn cách bờ khoảng 250km, nhưng tại huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) gió đã lên đến cấp 12, giật cấp 13, sóng đánh dữ dội. Dự báo chiều nay bão số 9 sẽ vào đến đất liền.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục