Chuyển biến từ quyết tâm lấy lại "thương hiệu"

  • Cập nhật: Thứ năm, 10/12/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Trường THCS Nguyễn Du (thành phố Yên Bái), tiền thân là Trường cấp 2 (thị xã Yên Bái) được thành lập năm 1966. Đến năm 1967, trường chia tách thành Trường cấp 2 A và cấp 2 B, sau này, Trường cấp 2 A lại được đổi tên thành Trường cấp II Hồng Hà rồi tiếp tục được mang tên Nguyễn Du.

Thầy giáo Hoàng Văn Sơn - Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du tặng Kỷ niệm chương cho các thế hệ thầy, cô giáo của trường nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2009.
Thầy giáo Hoàng Văn Sơn - Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du tặng Kỷ niệm chương cho các thế hệ thầy, cô giáo của trường nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2009.

Với bề dày trên 33 năm xây dựng và phát triển, đã có rất nhiều thế hệ học trò của nhà trường trở thành những công dân thành đạt. Thế nhưng đã có giai đoạn, “thương hiệu” của ngôi trường đã bị lãng quên với nhiều lý do khác nhau. Để lấy lại hình ảnh của ngôi trường, trong hai năm học gần đây, Ban giám hiệu, chi bộ và tập thể giáo viên nhà trường đã có nhiều đổi mới trong công tác quản lý, từng bước nâng cao chất lượng dạy và học.

Thầy Hoàng Văn Sơn - Hiệu trưởng nhà trường tâm sự: “Năm học 2008 - 2009, tôi được phân công về làm Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du. Thời điểm đó, nhà trường phải chịu rất nhiều sức ép: cơ sở vật chất xuống cấp trầm trọng; một số giáo viên chưa nhiệt tình trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn do không được động viên, khuyến khích kịp thời; nhiều học sinh khá, giỏi của trường xin chuyển sang học ở các trường khác; xảy ra nhiều chuyện đáng buồn do một số học sinh hư gây gổ đánh nhau... dẫn đến "thương hiệu" của nhà trường bị giảm sút nghiêm trọng”.

Trước thực tế với bao khó khăn như vậy, Ban giám hiệu và chi bộ nhà trường đã đoàn kết, tập trung trí tuệ cùng bàn bạc, thống nhất đưa ra những giải pháp, biện pháp để giáo dục, quản lý học sinh và khơi dậy sự nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm của mỗi thầy, cô giáo nhằm từng bước lấy lại uy tín và hình ảnh đẹp của nhà trường. Việc làm đầu tiên của Ban giám hiệu, chi bộ nhà trường là chú trọng, quan tâm làm tốt công tác giáo dục, rèn luyện đạo đức học sinh. Tuy chất lượng đầu vào của học sinh nhà trường không cao nhưng nhà trường quyết tâm không để học sinh hư.

Để thực hiệu quả nhiệm vụ này, Ban giám hiệu nhà trường đã lựa chọn, phân công những thầy, cô giáo có năng lực và kinh nghiệm chủ nhiệm các lớp, nhất là những lớp có nhiều học sinh hạnh kiểm yếu, kém. Đồng thời, Ban giám hiệu quy định, trước giờ sinh hoạt, tất cả giáo viên chủ nhiệm phải gặp báo cáo với hiệu trưởng về tình hình học tập, rèn luyện trong tuần của học sinh lớp mình để kịp thời có những phương pháp giáo dục, rèn luyện trong những tuần tiếp theo.

 Cùng với việc đổi mới công tác quản lý học sinh, Ban giám hiệu nhà trường đã có nhiều việc làm thiết thực để giữ gìn và phát huy truyền thống của trường như: thiết kế làm 2 bộ kỷ niệm chương, một bộ dành cho giáo viên và một bộ dành cho học sinh; tổ chức cho cán bộ, giáo viên về thăm quê hương của Nguyễn Du; phát động các cuộc thi viết như: “Em đi học để làm gì?” và “Viết về truyền thống của nhà trường” (năm học 2008 - 2009) “Em sẽ lựa chọn nghề gì trong tương lai?” (năm học 2009 - 2010)...

Cuối năm học, nhà trường đều tổ chức tổng kết năm học và trao phần thương cho học sinh và giáo viên, trong đó có một phần thưởng rất đáng trân trọng đó là trao kỷ niệm chương cho các thầy, cô giáo và học sinh nhiều năm liền đạt thành tích xuất sắc trong giảng dạy, học tập và đạt giải nhất các cuộc thi viết do nhà trường tổ chức. Kết thúc năm học 2008- 2009, nhà trường đã trao kỷ niệm chương cho 5 thầy, cô giáo và 4 học sinh đang công tác, học tập tại trường. Bên cạnh việc khuyến khích, động viên các thầy, cô giáo và học sinh thi đua “Dạy tốt - Học tốt”, năm học 2008 - 2009, nhà trường đã kiên quyết cho thôi học đối với 30 học hư không chịu tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, vi phạm nghiêm trọng nội quy, quy chế của nhà trường.

Sau gần hai năm quyết tâm đổi mới với tinh thần đoàn kết, thống nhất cao của Ban giám hiệu, chi bộ Trường THCS Nguyễn Du đã tạo nên sự chuyển biến tích cực trong các hoạt động của nhà trường. Nếu năm học 2007 - 2008, số học sinh hạnh kiểm trung bình là 8,8%; học sinh hạnh kiểm yếu là 2,7%; học sinh học lực yếu, kém là 9,15%, thì sang năm học 2008 - 2009, số học sinh hạnh kiểm trung bình giảm còn 4,6%; học sinh hạnh kiểm yếu giảm xuống 0,65%; học sinh học lực yếu, kém giảm là 6,57%...  Quan trọng hơn, nhà trường đã dần lấy lại được hình ảnh đẹp của mình trong mỗi học sinh và các bậc phụ huynh ở thành phố Yên Bái.

Năm học 2008 - 2009, nhà trường vui mừng tiếp nhận 16 học sinh khá, giỏi ở thành phố Yên Bái xin vào trường học tập năm học 2009 - 2010, trường tiếp tục nhận thêm 38 học sinh khá, giỏi vào học tập tại trường. Niềm vui đó sẽ được nhân lên- khi bước sang kỳ 2 năm học này, thầy và trò Trường THCS Nguyễn Du sẽ được giảng dạy và học tập trong 15 phòng học mới được đầu tư xây dựng khang trang, sạch đẹp.

Minh Hằng

Các tin khác
Cán bộ đoàn phúc tra chuẩn quốc gia về y tế xã, tìm hiểu kiến thức của các bà mẹ có trẻ em dưới 5 tuổi về vệ sinh, chăm sóc, phòng bệnh cho trẻ tại xã Bảo Hưng (Trấn Yên).

YBĐT - Kết quả phúc tra thẩm định duy trì thực hiện chuẩn quốc gia về y tế xã (CQGVYTX) vừa qua tại 11/28 xã, phường, thị trấn cho kết quả đều đạt chuẩn; 17 xã còn lại được công nhận theo kết quả phúc tra của các huyện, thị xã, thành phố. Như vậy, giai đoạn 2007 – 2009, toàn tỉnh Yên Bái có 28 xã, phường, thị trấn duy trì được CQGVYTX. Nhưng đáng ngại là hạn chế vẫn mắc ở những yếu kém mang tính “truyền thống”!

Phụ nữ có thai là đối tượng ưu tiên trong đợt tiêm ngừa cúm A/H1N1 đầu tiên tại Việt Nam.

Theo trưởng đại diệnTổ chức Y tế thế giới (WHO) tại VN, tỉ lệ gặp phản ứng phụ sau tiêm văcxin ngừa cúm A/H1N1 là 1/100.000 liều tiêm. Xung quanh con số này là cả một câu chuyện dài...

Ngày 9-12, đồng chí Huỳnh Ðảm, Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam đã gửi thư chúc mừng đồng bào Công giáo và đạo Tin lành nhân dịp Lễ Giáng sinh năm 2009. Bức thư viết:

Các nữ đại biểu trao đổi kinh nghiệm tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam huyện Trấn Yên năm 2009.

YBĐT - Là một xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Trấn Yên (Yên Bái), Hồng Ca có tới 80% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số. Những năm trước đây, đồng bào dân tộc thiểu số ở Hồng Ca còn nhiều, tập quán lạc hậu, nhất là dân tộc Mông. Cuộc sống của một bộ phận đồng bào vì thế cũng có nhiều khó khăn, thiếu thốn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục