Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi ở Yên Bái: Nỗ lực mới “cán đích”

  • Cập nhật: Thứ năm, 25/3/2010 | 9:21:00 AM

YBĐT - Yên Bái là tỉnh miền núi gồm 30 dân tộc anh em sinh sống: Kinh, Tày, Thái, Dao, Mông, Khơ Mú, Xa Phó… chung sống ở 180 xã, phường, thị trấn thuộc 9 huyện, thị xã, thành phố; trong đó có 63 xã đặc biệt khó khăn, 70 xã vùng cao và 2 huyện vùng cao Mù Cang Chải, Trạm Tấu; địa hình chủ yếu là đồi núi, dân cư sống phân tán, việc đi lại của học sinh gặp rất nhiều khó khăn; trình độ dân trí không đồng đều; đời sống của nhân dân còn khó khăn, thiếu thốn… Đó là trở ngại lớn trong công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi (PCGDTHĐĐT) ở Yên Bái.

Giờ học Tiếng Việt của lớp 1A, Trường tiểu học Chế Cu Nha (Mù Cang Chải).
Giờ học Tiếng Việt của lớp 1A, Trường tiểu học Chế Cu Nha (Mù Cang Chải).

Nhưng với sự quyết tâm, nỗ lực của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và nhất là sự cố gắng của ngành giáo dục - đào tạo, năm 1997 tỉnh Yên Bái được Bộ Giáo dục- Đào tạo công nhận đạt chuẩn quốc gia về chống mù chữ- phổ cập giáo dục tiểu học (CMC-PCGDTH).

Thực hiện Nghị quyết số 41/2000/QH10 ngày 9 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội, Chỉ thị 61-CT/TW ngày 28 tháng 12 năm 2000 của Bộ Chính trị, Nghị định số 88/2001/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện PCGDTHCS, Ban chỉ đạo chống mù chữ- phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở (CMC-PCGDTH, PCGDTHCS) tỉnh được thành lập và tiếp tục chỉ đạo các cấp chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể tăng cường các biện pháp cụ thể nhằm củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng CMC-PCGDTH; tổ chức thực hiện đồng thời mục tiêu PCGDTHĐĐT và PCGDTHCS trên phạm vi toàn tỉnh.

Để thực hiện hiệu quả mục tiêu PCGDTHĐĐT trên địa bàn tỉnh, Ban chỉ đạo tỉnh chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố và tất cả 180 xã, phường, thị trấn thành lập ban chỉ đạo CMC-PCGDTH, PCGDTHCS để chỉ đạo thực hiện phổ cập GDTH ĐĐT tại địa phương mình. Đồng thời, yêu cầu các ngành, các địa phương tập trung ưu tiên mọi nguồn lực đầu tư kiên cố hoá trường, lớp học, đường giao thông liên xã, liên thôn và đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên; tổ chức giám sát việc thực hiện các chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nước dành cho  học sinh vùng cao, vùng sâu, vùng xa…; đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục để kết hợp nguồn lực đầu tư của Nhà nước với đóng góp của nhân dân trong kiên cố hoá trường, lớp học, đặc biệt là phát huy vai trò của các tổ chức xã hội và nhân dân vận động con em trong độ tuổi ra lớp, duy trì tỷ lệ chuyên cần, chống học sinh bỏ học.

Nhờ triển khai mạnh các giải pháp, mạng lưới trường, lớp phát triển đồng bộ về quy mô và chất lượng đào tạo. Năm học 2001- 2002, toàn tỉnh có 420 trường, trong đó có 58 trường mầm non, 166 trường tiểu học, 72 trường phổ thông cơ sở, 86 trường THCS, 20 trường THPT… với trên 203.294 học sinh, học viên, trong đó có 23.179 cháu mầm non, 94.750 học sinh tiểu học và 2.677 học viên xoá mù chữ.

Đến năm học 2009- 2010, toàn tỉnh có 592  trường, trong đó có 176 trường mầm non và 182 trường tiểu học với 190.728 học sinh, trong đó có 63.321 học sinh tiểu học, 32.502 cháu mầm non (số cháu từ 3- 5 tuổi ra lớp tăng trên 10  ngàn cháu so với năm học 2001- 2002). Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cũng được nâng lên.

Đến năm học 2009- 2010, toàn tỉnh có 3.856 giáo viên tiểu học, tỷ lệ giáo viên đạt trình độ chuẩn là 99,71%; tỷ lệ giáo viên trên lớp là 1,37… Đây là điều kiện thuận lợi để các nhà trường phối hợp với chính quyền địa phương đề ra nhiều giải pháp huy động học sinh ra lớp, duy trì sĩ số.

Anh Phàng A Say - Phó chủ tịch UBND xã Bản Công (Trạm Tấu), Trưởng ban Chỉ đạo CMC- PCGDTH,PCGDTHCS  xã tâm sự: “Vào những thời điểm giáp hạt, tết Mông, tết Nguyên đán, học sinh trong xã tự ý nghỉ học rất nhiều. Xã đã phải huy động các đoàn thể phối hợp với nhà trường xuống từng bản, đến từng hộ dân để vận động phụ huynh cho con em đi học, không để các em nghỉ tết quá dài ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục và kết quả PCGDTH ĐĐT của địa phương”.

Cùng với thực hiện các biện pháp huy động học sinh tới lớp, duy trì tỷ lệ chuyên cần, các trường tiểu học đã thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Sở Giáo dục - Đào tạo về các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục. Các trường tiểu học ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã tập trung nâng cao chất lượng dạy và học 2 môn Toán và Tiếng Việt phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh trong vùng; trường tiểu học vùng thấp đã tăng cường dạy học 2 buổi/ngày…

Bên cạnh đó, các trường còn tăng cường kiểm tra, thanh tra thường xuyên đánh giá chất lượng giáo viên, nếu giáo viên nào không đạt yêu cầu về chuyên môn đề nghị cấp trên bố trí chuyển làm công việc khác. Hàng năm, UBND tỉnh đều thành lập các đoàn kiểm tra, đánh giá công nhận kết quả thực hiện PCGDTHĐĐT tại các huyện, thị xã, thành phố; Sở Giáo dục - Đào tạo thành lập tổ cốt cán thực hiện công tác phổ cập giáo dục, có nhiệm vụ tiến hành kiểm tra, hỗ trợ kỹ thuật đối với các đơn vị cấp huyện, cấp xã làm công tác PCGDTHĐĐT…

Do vậy, kết quả CMC-PCGDTH, PCGDTHĐĐT trên địa bàn tỉnh đã có bước tiến khá nhanh. Đến năm 2002, 100% số xã, phường, thị trấn, 9/9 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh được công nhận đạt chuẩn CMC-PCGDTH; 70/180 xã, phường, thị trấn được công nhận PCGDTHĐĐT và đến thời điểm 31/10/2009, 166/180 xã, phường, thị trấn trong tỉnh đạt chuẩn PCGDTHĐĐT (tỷ lệ 92,22%),7/9 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn PCGDTHĐĐT.

Đầu tháng 3/2010, đoàn kiểm tra PCGDTHĐĐT của Bộ Giáo dục- Đào tạo đã đi kiểm tra PCGDTHĐĐT tại Yên Bái. Qua kiểm tra, đoàn đã công nhận đến thời điểm tháng 2/2010, Yên Bái có 7/9 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn PCGDTHĐĐT; 166/180 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn PCGDTHĐĐT, đạt 92,22% và theo Thông tư số 36 của Bộ Giáo dục- Đào tạo, tỉnh Yên Bái đã đủ tiêu chuẩn để công nhận đạt chuẩn PCGDTHĐĐT.

Với những kết quả đạt được trong nhiều năm qua, đầu tháng 4/2010, tỉnh Yên Bái sẽ vinh dự được Bộ Giáo dục- Đào tạo ra quyết định công nhận tỉnh đạt chuẩn PCGDTH ĐĐT.

Minh Hằng

Các tin khác
Nước Sông Hồng ở Hà Nội xuống mức rất thấp,
làm khan hiếm nguồn nước tưới cho vụ xuân.

Theo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn T.Ư, ngày 23-3, một vùng áp thấp ngoài khơi Thái Bình Dương đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới (ATNÐ). Vị trí tâm ATNÐ ở vào khoảng 10,2 độ vĩ bắc, 138,4 độ kinh đông, cách miền trung Phi-li-pin khoảng 1.000 km về phía đông, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNÐ mạnh cấp 7, giật cấp 8 - cấp 9.

Ngày 24-3, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) đã tổ chức hội nghị tổng kết chương trình mục tiêu quốc gia về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) năm 2009 và triển khai kế hoạch năm 2010.

Ngày 22/4 tới đây, kênh truyềnhình chuyên biệt về nông nghiệp, nông dân, nông thôn sẽ chính thức phát sóng trên kênh VTC 16.

Chương trình 135 đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương nội đồng tại các xã vùng cao Văn Yên.

YBĐT - Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được thực hiện theo Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Chương trình 135).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục