Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật: đổi mới đáp ứng yêu cầu thực tiễn
- Cập nhật: Thứ năm, 8/4/2010 | 3:41:07 PM
YBĐT - Hội đồng phối hợp (HĐPH) công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật (TTPBPL) của tỉnh Yên Bái hàng năm đều được kiện toàn với những nhiệm vụ cụ thể. Các ngành thành viên HĐPH đã tổ chức TTPBPL thông qua các buổi hội họp, tuyên truyền miệng cho hàng nghìn lượt người tham gia học tập.
Bộ chỉ huy quân sự tỉnh thường xuyên duy trì tốt chế độ đọc báo, khai thác có hiệu quả tủ sách pháp luật góp phần nâng cao hiệu quả công tác TTPBPL của toàn lực lượng.
|
Công tác TTPBPL đã được triển khai dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: thông qua các cuộc trợ giúp pháp lý lưu động, các cuộc thi tìm hiểu kiến thức pháp luật, sân khấu hoá... đã góp phần quan trọng nâng cao nhận thức, hình thành ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật trong cán bộ và nhân dân. Tuy vậy công tác TTPBPL vẫn đòi hỏi có sự đổi mới thiết thực hơn để đáp ứng yêu cầu thực tiễn đang đặt ra.
Hàng năm, công tác TTPBPL đã được Sở Tư pháp - cơ quan Thường trực của HĐPH triển khai sâu rộng thông qua nhiều kênh tuyên truyền. Cụ thể, đã duy trì việc phát hành định kỳ cuốn Thông tin TTPBPL của HĐPH. Sở Tư pháp đã phối hợp chặt chẽ với Báo Yên Bái, Đài PTTH tỉnh duy trì tốt chuyên mục “Đời sống và pháp luật” trên Báo Yên Bái và chuyên mục “Pháp luật với cuộc sống” trên sóng truyền hình. Nội dung tuyên truyền luôn được nâng cao, đổi mới, hấp dẫn, thông qua các câu chuyện pháp luật, phổ biến các văn bản pháp luật mới ban hành đã giúp người dân hiểu biết hơn về chính sách pháp luật để áp dụng vào thực tiễn cuộc sống.
Cùng với đó hoạt động của các báo cáo viên pháp luật, các tổ hoà giải ở cơ sở cũng là những kênh tuyên truyền hiệu quả. Toàn tỉnh hiện có 2.259 tổ hoà giải với 10.782 tổ viên, các tổ hoà giải đã hoà giải thành nhiều vụ việc đạt tỷ lệ 82%. Hoạt động hoà giải góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư, giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình cũng như tình làng nghĩa xóm, góp phần làm giảm các vi phạm pháp luật, khiếu kiện từ cơ sở. Các hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý và cấp phát tờ rơi cho các đối tượng thuộc diện chính sách, đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa cũng là kênh tuyên truyền khá hiệu quả.
Hoạt động của các ngành thành viên HĐPH đã mang lại hiệu quả thiết thực. Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh thường xuyên duy trì tốt chế độ đọc báo, hoạt động truyền thanh nội bộ, khai thác có hiệu quả tủ sách pháp luật. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong việc tuyên truyền pháp luật cho lực lượng vũ trang trong tỉnh. Tập trung tuyên truyền các bộ luật, pháp lệnh... Ngoài ra công tác tuyên truyền còn được thực hiện thông qua các hình thức như: nói chuyện chuyên đề, nói chuyện thời sự cho các đối tượng cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên. Công an tỉnh triển khai tổ chức thực hiện TTPBPL ở các đơn vị thuộc ngành.
Tạo sự chuyển biến trong nhận thức cũng như việc nghiêm túc chấp hành pháp luật của cán bộ, chiến sĩ công an trong toàn tỉnh. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tuyên truyền, phổ biến đầy đủ, kịp thời những nội dung liên quan trực tiếp đến đời sống của cán bộ, hội viên phụ nữ và nhân dân trên địa bàn như: Luật Bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình, Luật Hôn nhân và Gia đình... Hình thức tuyên truyền thông qua hoạt động của các câu lạc bộ, các hội thi tìm hiểu kiến thức pháp luật..., đẩy mạnh việc thành lập các câu lạc bộ “Phụ nữ với kiến thức pháp luật” HĐPH ở các huyện thị, thành phố đã chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động, đẩy mạnh TTPBPL thông qua hệ thống loa truyền thanh cơ sở, tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật trên địa bàn; tổ chức các hội thi, thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở, tủ sách pháp luật, phối hợp trợ giúp pháp lý lưu động đã mang lại hiệu quả nhất định.
Tuy nhiên những kết quả đó chưa đáp ứng được yêu cầu khi tình trạng vi phạm pháp luật vì thiếu hiểu biết vẫn xảy ra, hơn thế, các luật, pháp lệnh liên tục có sự sửa đổi, bổ sung hoặc mới ban hành và thực tế đang đòi hỏi công tác TTPBPL cần được tiến hành thường xuyên liên tục, thiết thực hơn nữa với đời sống nhân dân. Hơn hết, để kiến thức pháp luật đến được với nhân dân nhất thiết cần đa dạng hoá nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp với từng đơn vị, địa phương, từng đối tượng; tăng cường hình thức tuyên truyền miệng, nhất là với đồng bào vùng dân tộc thiểu số thì việc tuyên truyền miệng bằng tiếng của đồng bào là biện pháp hiệu quả hơn cả.
Cùng với đó, việc thực hiện Nghị quyết 19 của HĐND tỉnh về “Tăng cường công tác TTPBGDPL trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010 - 2015” sẽ là thuận lợi cơ bản để công tác TTPBGDPL của tỉnh được triển khai hiệu quả và có bước chuyển tích cực.
Ngọc Tú
Các tin khác
Tại lễ công bố kết quả rà soát thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nội vụ chiều 7-4, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết đến ngày 7-4 đã có 24 bộ, ngành và 63 địa phương hoàn thành công tác tự rà soát theo giai đoạn 2 của đề án 30.
YBĐT - Ngày 8/4, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Yên Bái đã tổ chức Hội nghị biểu dương các già làng, trưởng thôn, bản, khu phố tiêu biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái trong 2 năm (2008 - 2009). Đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Phó chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái, cùng với 110 đại biểu là các già làng, trưởng thôn, bản, khu phố tiêu biểu xuất sắc đại diện cho trên 40 vạn đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã về dự hội nghị.
YBĐT - Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện nay đáng lo ngại là dịch cúmA/H1N1 và cúm A/H5N1 vẫn diễn biến phức tạp do thời tiết thuận lợi cho các loại vi rút phát triển, lây lan cho người, đặc biệt với những người có sức đề kháng kém.
YBĐT - Trong những năm qua, cùng với việc tổ chức thực hiện tốt các cuộc vận động, Ban giám hiệu và các thầy, cô giáo Trường phổ thông Dân tộc nội trú huyện Văn Chấn (Yên Bái) đã có nhiều đổi mới trong công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy và học, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục.