Gia đình thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước

  • Cập nhật: Thứ ba, 15/6/2010 | 8:56:42 AM

Mác và Ăng-ghen khi nghiên cứu lịch sử tiến hoá của xã hội loài người đã dựa trên quan điểm duy vật, khẳng định vai trò của gia đình trong sự phát triển của xã hội: "Những trật tự xã hội của con người ở một thời đại lịch sử của một quốc gia do hai yếu tố con người quyết định. Đó là, trình độ phát triển của lực lượng lao đông và trình độ phát triển của gia đình" (1).

Phụ nữ phường Pú Trạng (thị xã Nghĩa Lộ) tìm hiểu kiến thức dân số/kế hoạch hóa gia đình.
Phụ nữ phường Pú Trạng (thị xã Nghĩa Lộ) tìm hiểu kiến thức dân số/kế hoạch hóa gia đình.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Rất quan tâm đến gia đình là đúng và nhiều gia đình cộng lại thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải chú ý hạt nhân cho tốt" (2).

Tư tưởng Hồ Chí Minh về gia đình đã được thể hiện trong các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Từ đó, các ngành, các cấp, các đoàn thể và tổ chức xã hội ra sức chăm lo gia đình và cơ hội để gia đình góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ở bất kỳ thời đại nào, gia đình đều giữ vai trò là tế bào của xã hội, là một trong những nhân tố quyết định sự hưng thịnh của một quốc gia. Nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mục tiêu của gia đình là: ổn định, củng cố và xây dựng gia đình theo tiêu chí ít con (mỗi cặp vợ chồng chỉ 1 hoặc 2 con), no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, để mỗi gia đình thực sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội. Sự ổn định và phát triển của gia đình có ý nghĩa rất quan trọng cho sự ổn định và phát triển của một quốc gia.

Gia đình Việt Nam hiện nay đang tồn tại dưới hai loại hình chủ yếu: gia đình hạt nhân (gia đình hai thế hệ) và gia đình mở rộng (gia đình từ ba thế hệ trở lên). Gia đình hạt nhân là loại hình gia đình phổ biến nhất. Gia đình hạt nhân không tồn tại biệt lập mà luôn nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ cần thiết của đại gia đình chung (cha mẹ, anh chị em và họ hàng thân tộc).

Gia đình có ba chức năng cơ bản:

Chức năng kinh tế: gia đình là đơn vị sản xuất quan trọng của xã hội. Không chỉ là một đơn vị sản xuất - kinh doanh, gia đình còn là một đơn vị tiêu dùng. Tăng cường phát triển kinh tế gia đình là một nhân tố quyết định sự ổn định và phát triển của gia đình.

Chức năng sinh đẻ và chăm sóc sức khoẻ: gia  đình có chức năng không chỉ tái sản xuất ra bản thân con người mà còn tái xuất sức lao động xã hội. Sinh con là yếu tố quyết định sự tồn tại của mỗi gia đình. Hạn chế mức sinh, chăm lo bữa ăn tốt cho gia đình là những biện pháp chăm sóc sức khoẻ của các gia đình.

Chức năng giáo dục: chức năng giáo dục có vị trí quan trọng trong gia đình bởi lẽ, nó góp phần hình thành nhân cách mỗi con người.

Công cuộc đổi mới đất nước trên 20 năm qua đã thu được nhiều thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đáng kể vào việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhiều gia đình Việt Nam. Nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Đời sống văn hoá ở cơ sở có nhiều tiến bộ. Số hộ gia đình đạt chuẩn văn hoá ngày càng tăng. Mẫu gia đình văn hoá tiêu biểu, ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền trở thành động lực tạo nếp sống đẹp của mỗi gia đình. Công tác dân số/kế hoạch hoá gia đình, bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, giáo dục và đào tạo đã góp phần xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, đem lại sự ổn định và phát triển của xã hội.

Tuy nhiên, công tác gia đình đang tồn tại những hạn chế, yếu kém. Mặt trái của nền kinh tế thị trường và lối sống thực dụng ích kỷ, đề cao tự do phát triển cá nhân các tác động mạnh đến giá trị truyền thống và lối sống tốt đẹp trong một số gia đình. Nhiều giá trị đạo đức của gia đình, của dân tộc Việt Nam đang có biểu hiện xuống cấp. Tệ nạn xã hội đang xâm nhập vào các gia đình. Tình trạng trẻ em bị xâm hại, trẻ em phải lao động sớm, trẻ em vi phạm pháp luật, tình trạng bạo lực trong gia đình có chiều hướng gia tăng. Công tác xoá đói giảm nghèo tuy có kết quả, nhưng chưa vững chắc, nguy cơ tái nghèo còn cao. Vấn đề gia tăng dân số vẫn còn là nỗi lo, nhất là ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Mạng lưới y tế, giáo dục thực sự chưa có đủ khả năng đáp ứng cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình.

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và giao lưu văn hoá với các nước trên thế giới đang diễn ra những biến đổi về cấu trúc và chức năng của mỗi gia đình Việt Nam. Thách thức lớn nhất đối với gia đình Việt Nam hiện nay là cùng với việc tiếp thu những giá trị nhân văn mới trong quá trình hội nhập cộng đồng  quốc tế. Đồng thời, phải giữ được bản sắc văn hoá dân tộc, góp phần vào sự ổn định và phát triển lâu dài của đất nước.

Cần nhận thức rõ gia đình là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; đầu tư cho gia đình là đầu tư bền vững; tăng cường nguồn đầu tư ngân sách Nhà nước, huy động sự đóng góp của toàn xã hội phù hợp với điều kiện ở mỗi đơn vị, địa phương; các cấp uỷ Đảng, chính quyền tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác gia đình, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên.

Những thách thức mà gia đình Việt Nam đang và sẽ phải trải qua dưới tác động của sự biến đổi kinh tế - xã hội, của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, giao lưu văn hoá với các nước trên thế giới đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải có sự định hướng cho sự phát triển của gia đình Việt Nam nhằm củng cố, phát huy năng lực của gia đình theo mục tiêu xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển bền vững để mỗi gia đình thực sự là tế bào mạnh của xã hội, góp phần to lớn vào sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu cao cả "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".

Nguyễn Xuyến
1) Lời tựa lần xuất bản đầu tiên tác phẩm "Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước".
2) Hồ Chí Minh toàn tập - NXB CTQG - H -1996 - T 9 – tr. 523.

 

Các tin khác

Theo dự thảo Nghị định Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế về thuốc, mỹ phẩm và thiết bị, những cơ sở kinh doanh thuốc không có biển hiệu có đầy đủ nội dung theo quy định; không thực hiện việc mở sổ sách để theo dõi và thường xuyên ghi chép hoạt động mua, bán thuốc theo quy định sẽ bị phạt từ 3 đến 5 triệu đồng.

UBND tỉnh khen thưởng 14 tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào hiến máu tình nguyện

YBĐT - Không chỉ hiến máu, các đoàn viên thanh niên còn vận động người thân và những người tình nguyện khác tham gia góp phần giải quyết được tình trạng khan hiếm máu truyền cho người bệnh ở Bệnh viện đa khoa tỉnh. Trung bình mỗi năm tỉnh Yên Bái vận động được gần 2.000 đơn vị máu góp phần cứu sống nhiều bệnh nhân.

Thảo luận nhóm kiến thức phòng chống bạo lực gia đình tại lớp tập huấn cán bộ hội phụ nữ.

YBĐT - Mặc dù Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã được thực thi gần 3 năm nay (có hiệu lực thi hành từ 1/7/2008), nhưng tình trạng bạo lực gia đình ở Yên Bái vẫn chưa giảm đáng kể. Xung đột từ những mâu thuẫn gia đình, chủ yếu là chồng nghiện rượu, cờ bạc, nghiện ma túy quan hệ bất chính... đang làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của nhiều gia đình.

PGS-BS Nguyễn Thị Thu Yến, Trưởng khoa Dịch tễ (Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ) cho biết, sắp tới Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia (TCMR) sẽ triển khai tiêm nhắc lại vắcxin DPT liều 4 (ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván) cho trẻ vào tháng thứ 18 trên toàn quốc và tiêm vắcxin sởi liều 2 đối với trẻ từ 18 tháng tuổi thay vì 6 tuổi như trước đây.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục