Gia đình phải là trường học đầu tiên của trẻ nhỏ

  • Cập nhật: Thứ sáu, 25/6/2010 | 2:45:11 PM

YBĐT - Một đứa trẻ ngoan ngoãn rồi lớn lên thành đạt thì bậc phụ huynh thường nghĩ rằng, đó là công lao dưỡng dục của cha mẹ. Nhưng khi đứa trẻ rơi vào trạng thái ngược lại thì lại cho rằng, lỗi tại con bởi: “Cá không ăn muối cá ươn". Điều đó rất đúng trong việc nuôi dạy con cái trong mỗi gia đình.

Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai.
Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai.

Thực tế cho thấy, thói quen, nếp sống và sự giáo dục trong mỗi gia đình sẽ tác động rất quan trọng vào đứa trẻ và dẫn đến hình thành tính cách của nó. Sự bắt chước đầu tiên là từ bậc sinh thành ra nó. Vì vậy, người cha, người mẹ chính là tấm gương cho trẻ noi theo. Ông cha ta có câu ”Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” nên phải thừa nhận rằng, gia đình là một phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách của trẻ. Với mỗi gia đình, việc đầu tiên cần thống nhất quan điểm giáo dục của cha mẹ đối với con mình là phải biết quan tâm sống vì mọi người, kính trên nhường dưới, có trách nhiệm, bổn phận với bản thân, cha mẹ, họ hàng, bà con xóm phố; tạo dựng cho trẻ biết tự chịu trách nhiệm trước cuộc đời, biết tự lập và không ỷ lại; giáo dục cho con biết tránh xa mọi thói xấu, không bon chen, đố kỵ.

Cha mẹ cũng cần tạo mọi điều kiện về phương tiện học tập, thời gian học tập, trao đổi về phương pháp học tập của con. Kiểm tra đôn đốc, động viên và vỗ về con cái, nhưng cũng có lúc phải cứng rắn trước những việc làm chưa đúng của con. Uy tín của cha mẹ là tấm gương để con trẻ thường nhìn nhận những điều người lớn nói và làm. Nói theo cách khác, gia đình được coi là trường học đầu đời của trẻ. Nhiều bậc  cha mẹ thường quen áp đặt trong giáo dục: Con phải như thế này? Con phải như thế kia ? Những lời nói đó là cần thiết nhưng nếu lạm dụng áp đặt sẽ gây phản tác dụng, khiến trẻ bị thụ động thiếu suy nghĩ độc lập và đôi khi còn làm tổn thương đến lòng tự trọng của trẻ. Nhiều trẻ em có thái độ cứng đầu, cố chấp, bỏ nhà đi chơi, đi bụi...cũng vì cha mẹ chưa thực sự hiểu con, cứng nhắc và làm cái gì cũng bị ngăn cản. Trong thâm tâm trẻ nhỏ có khi còn nghĩ việc cha mẹ ghét bỏ hay thương đứa này hơn đứa khác là do có khi ta đã vô tình thể hiện như vậy khiến chúng chạnh lòng.

Thiết nghĩ, cách giáo dục chưa hợp lý hoặc sai lầm trong một gia đình sẽ là nguy cơ không tốt cho cho con cái chúng ta. Có những gia đình do chưa am hiểu nhiều về phương pháp giáo dục, nên đã có nhiều trường hợp “đã rồi” thì cha mẹ mới biết và những lúc như thế cha mẹ không tin là con cái mình lại như vậy vì hàng ngày chúng ở nhà tỏ ra rất ngoan ngoãn, nhưng biết đâu ẩn chứa trong đó là một thái độ ngấm ngầm chống đối, có khi là xem thường bố mẹ và chỉ dạ vâng cho qua chuyện, chứ việc làm thì ngược lại.

Thực tế còn có những gia đình giáo dục con cái theo kiểu “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” nên dẫn đến việc cha dạy mẹ bênh hoặc ngược lại. Nên hiểu rằng, người cha là biểu tượng cho sức mạnh, sự cứng rắn, quyền hành, kỷ luật, còn người mẹ lại luôn là biểu tượng cho sự dịu dàng, âu yếm, dễ chịu... Vì vậy, giữa cha và mẹ phải có sự kết hợp hài hoà trong phương pháp giáo dục con cái, để một người mang lại cho con cái cảm giác tin tưởng, an toàn, trật tự và một người là nơi con cái làm chỗ dựa để tâm sự, chia xẻ, được yêu thương. Người mẹ luôn phải là mối liên kết giữa cha và con chứ đừng làm mờ đi mối quan hệ này để “ con hư tại mẹ”.

Mỗi độ tuổi, với trẻ cần có phương pháp giáo dục riêng và điều quan trọng là cha mẹ phải luôn quan tâm, gần gũi con và người cha không được phó mặc việc này cho mẹ. Có như vậy, trẻ mới tìm được chỗ dựa vững chắc từ gia đình. Đồng thời, sự phát triển của xã hội hiện nay là sự mở cửa, hội nhập đã mang lại nhiều mặt tích cực cho sự phát triển nhân cách, tài năng cho trẻ nhỏ nhưng nó cũng có không ít những ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đối với nền tảng gia đình truyền thống và sự phát triển tâm sinh lý của trẻ. Gia đình Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Số trường hợp ly hôn, ly thân tăng; chung sống và có quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ tình dục ở tuổi vị thành niên; các tệ nạn xã hội đang xâm nhập vào gia đình truyền thống; bạo lực gia đình chưa có chiều hướng giảm; mối đe doạ từ đại dịch HIV/AIDS đang tấn công dồn dập...

Nhìn từ nhiều góc độ, thì hình ảnh của gia đình đang đối mặt với nhiều phức tạp trước biến động xã hội, vì thế vai trò của gia đình cần phải được bảo vệ và phát huy đúng mức và phải thực sự là trường học đầu đời của trẻ nhỏ.

Kim Tiến

Các tin khác

YBĐT - Trường THCS Trần Quốc Toản, huyện Văn Yên (Yên Bái) trở thành trường chuẩn quốc gia vào tháng 1-2010. Danh hiệu này là kết quả từ sự nỗ lực, của tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh nhà trường cũng như công tác xã hội hóa giáo dục trên địa bàn thị trấn Mậu A những năm qua.

Các nữ doanh nhân hát múa ca ngợi quê hương, đất nước.

YBĐT - Được thành lập từ năm 2003, đến nay, Câu lạc bộ (CLB) Nữ doanh nhân 20-10 tỉnh Yên Bái đã có gần 400 thành viên sinh hoạt tại 10 CLB thuộc các huyện, thị, thành phố. Hoạt động của CLB phù hợp với tâm tư, nguyện vọng và điều kiện của các thành viên nên ngày càng thu hút nhiều nữ doanh nhân tham gia.

Thủ tướng vừa phê duyệt Chiến lược phát triển ngành khí tượng thủy văn (KTTV) đến năm 2020, xác định đầu tư cho KTTV cần đi trước một bước để cung cấp kịp thời, chính xác thông tin và luận cứ khoa học, trong bối cảnh thiên tai ngày càng khắc nghiệt và gia tăng do biến đổi khí hậu.

Ông Nguyễn Minh Tuấn - Phó giám đốc Sở Thông tin & Truyền thông trao phần mềm Website cho các doanh nghiệp.

Sáng ngày 24/6, tại Yên Bái, Sở Thông tin & Truyền Thông tỉnh Yên Bái và Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã phối hợp tổ chức Hội nghị triển khai chương trình hợp tác giữa hai bên về việc thực hiện Đề án “Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hội nhập và phát triển giai đoạn 2005- 2010” (gọi tắt là Đề án 191).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục