Ngày hè với trẻ em vùng cao Nậm Có

  • Cập nhật: Thứ ba, 13/7/2010 | 3:43:00 PM

YBĐT - Hè về với trẻ em thị trấn, thành phố là thời gian vui chơi sau những tháng ngày học tập vất vả. Nhưng ở vùng cao thì mùa hè là những ngày vất vả, làm đủ mọi thứ việc đối với trẻ em để giúp đỡ gia đình.

Nhiều trẻ em ở bản Nậm Pảng, xã Nậm Có (Mù Cang Chải) trong kỳ nghỉ hè đã phải làm công việc cày, bừa.
Nhiều trẻ em ở bản Nậm Pảng, xã Nậm Có (Mù Cang Chải) trong kỳ nghỉ hè đã phải làm công việc cày, bừa.

Thời gian này, chúng tôi đã có dịp về xã Nậm Có - một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Mù Cang Chải và đâu đâu cũng bắt gặp những đứa trẻ nhỏ phơi mình dưới cái nắng gay gắt giúp bố mẹ chăn trâu, làm ruộng và làm cỏ ngô trên nương. Men theo con đường mòn quanh co, khấp khểnh và chênh vênh trên những sườn đồi đến bản Đá Đen, bản có 100% số hộ là người dân tộc Mông. Trò chuyện với các em nhỏ đang chăn trâu mới thấy được cái nhọc nhằn mà trẻ em nơi đây gánh đỡ cùng bố mẹ.

Em Giàng A Lồng nói: "Bây giờ đang làm cỏ lần 2 cho ngô và cấy vụ lúa mùa nên em thường lên nương, ra đồng cùng bố mẹ. Ngoài ra, em còn đi chăn trâu, lấy củi và hái rau lợn nữa". Mặc dù còn rất nhỏ, song vì mưu sinh, các em vẫn được coi là những lao động quan trọng của gia đình. Khi hỏi về ước mơ của mình, các em nhìn ngơ ngác rồi ôm nhau cười khúc khích.

Thiếu thốn trăm thứ, không sân chơi, không thư viện, sách báo, thậm chí không đài, điện, ti vi nhưng các em vẫn lớn lên như những ngọn măng rừng. Những đôi mắt sáng và cả những nụ cười hồn nhiên vẫn luôn nở trên khuôn mặt lem luốc.

Gặp anh Sùng A Cu, khuôn mặt rám nắng đen nhẻm, A Cu cho biết: "Mình hơn 30 tuổi". Vậy mà trông anh như người trên 40 tuổi. Trên tay đang bế đứa bé khoảng 1 tuổi, tôi nghĩ là A Cu bế cháu, nhưng đó là con của anh. Ngoài đứa trẻ trên tay vẫn còn 3 đứa nữa. Mới ngoài 30 tuổi, mà A Cu đã có 4 mặt con, đứa cả khoảng 7 tuổi, đứa nhỏ nhất hơn 1 tuổi. Tôi hỏi vợ chồng Cu có tiếp tục sinh thêm nữa không? Cu im lặng một lúc rồi rụt rè nói: "Muốn đẻ nữa nhưng vì Nhà nước không cho". Nhà nước không cho đẻ thì mới dừng lại chứ A Cu không hề nhận thức được rằng đẻ nhiều là căn nguyên của đói nghèo và thất học.

Ở bản Đá Đen, nhà A Cu là một trong những hộ nghèo nhất. Hai vợ chồng trẻ, đông con nên hàng năm vào mùa giáp hạt đều bị thiếu đói vài tháng. Không có đủ cơm ăn, áo mặc nên việc chăm lo cho trẻ nhỏ là điều khó. Mặc dù Đảng bộ, chính quyền xã đã có nhiều nỗ lực thực hiện các giải pháp, chính sách xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho nhân dân, song vì là xã vùng sâu, vùng xa, đồng bào còn nhiều hạn chế cả về nhận thức và điều kiện đi lại nên sự quan tâm đến đối tượng là phụ nữ và đặc biệt là trẻ em vẫn còn nhiều sự bất cập.

Trong các buổi giao ban tại cơ sở, khi trao đổi về vấn đề này, ông Sùng A Lử - Bí thư Đảng ủy xã cho biết: "Vấn đề quan tâm tới các em không chỉ là về bữa cơm hay bộ quần áo mà mục tiêu hướng tới trong tương lai là phải làm thế nào để mọi người dân trong xã có điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao mức sống. Từ đó, mọi đối tượng, nhất là trẻ em mới có hy vọng được quan tâm chăm sóc đầy đủ". Hiện nay mặc dù Đoàn thanh niên xã Nậm Có đã triển khai nhiều hoạt động tổ chức vui chơi cho các em.

Nhưng do tập tục của đồng bào, nên việc tổ chức vui chơi cho các em vẫn chưa thể thực hiện tốt ngay một sớm một chiều. Hiện ở Nậm Có nói riêng và vùng cao nói chung, các em nhỏ vẫn còn nhiều thiệt thòi. Để trẻ em nơi đây có cơ hội được học hành, vui chơi đúng nghĩa trong dịp nghỉ hè, ngoài sự nỗ lực của địa phương, cần có sự quan tâm, chia sẻ của các cấp, các ngành và các tổ chức nhất là cộng đồng dân cư ở vùng cao.

Chia tay với Đá Đen khi mặt trời đã ngả về Tây, thời tiết buổi chiều ở vùng cao đã mát mẻ và dễ chịu hơn, nhưng hình ảnh của những đứa trẻ vô tư, hồn nhiên phơi mình dưới nắng hè, cứ ám ảnh tôi mãi như thể cái sự vất vả, nhọc nhằn của trẻ em nơi đây sẽ còn kéo dài xa tít phía chân trời mờ xa.

Tráng A Mua

Các tin khác
Xã Tân Hợp, huyện Văn Yên ra mắt mô hình “Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng” nhằm hỗ trợ giúp đỡ các nạn nhân và người có nguy cơ bị BLGĐ.

Văn Yên đã chú trọng xây dựng mạng lưới bảo vệ phụ nữ và trẻ em bị bạo lực gia đình (BLGĐ) tại các xã, thị trấn với 12 mô hình phòng, chống BLGĐ; 167 câu lạc bộ (CLB) gia đình phát triển bền vững, gia đình hạnh phúc, phòng, chống BLGĐ...

Các hộ nghèo được tham quan, học hỏi các mô hình phát triển kinh tế hộ hiệu quả trên địa bàn.Trong ảnh: Người dân tìm hiểu mô hình trồng ớt cho hiệu quả kinh tế cao của anh Nguyễn Mạnh Thương (đứng giữa), thôn Kiến Rịa, xã Bình Thuận, huyện Văn Chấn.

Trong nhiều giải pháp giảm nghèo bền vững, thông tin, truyền thông được xem là giải pháp hiệu quả mà huyện Văn Chấn quan tâm đẩy mạnh.

Một tiết mục văn nghệ của các em thiếu nhi trong Chương trình “Ngày hội đón hè - vui Tết thiếu nhi 1/6”

Ngày 20/5, Hội đồng Đội tỉnh - Trung tâm Hoạt động thanh thiếu nhi (HĐTTN) tỉnh Yên Bái tổ chức Chương trình “Ngày hội đón hè - vui Tết thiếu nhi 1/6”.

Công ty Điện lực Yên Bái ủng hộ 50 triệu đồng cho Quỹ “Vì người nghèo” năm 2024.

Sáng nay - 20/5, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh Yên Bái tiếp nhận tiền ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” và chương trình an sinh xã hội tỉnh Yên Bái năm 2024 của Công ty Điện lực Yên Bái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục