Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam

  • Cập nhật: Thứ ba, 27/7/2010 | 9:32:57 AM

YBĐT - Chiến tranh đã lùi vào quá khứ hơn 30 năm nhưng hậu quả của nó để lại vẫn rất nặng nề. Một trong những hậu quả mà chiến tranh để lại đó là số phận bất hạnh của những nạn nhân nhiễm chất độc da cam. Để xoa dịu nỗi đau này, nhiều năm qua huyện Trấn Yên đã thực hiện tốt các chính sách đối với những người nhiễm chất độc mầu da cam.

Gia đình ông Đào Xuân Minh có người con trai út bị ảnh hưởng chất độc da cam.
Gia đình ông Đào Xuân Minh có người con trai út bị ảnh hưởng chất độc da cam.

Anh Phan Thanh Hải - Phó phòng Lao động - Thương Binh và Xã hội huyện Trấn Yên thông tin nhanh: Hiện nay trên địa bàn huyện có 211 người vừa trực tiếp vừa là con đẻ của họ bị nhiễm chất độc da cam. Trong đó có 40 người không còn khả năng lao động, 171 người bị suy giảm khả năng lao động, nhiều gia đình có 3 - 4 người bị nhiễm chất độc da cam như gia đình 3 anh em Hoàng Văn Sếnh, Hoàng Văn Sính, Hoàng Văn Sáng, ở xã Kiên Thành (hiện bố đã mất); gia đình ông Dương Kim Cai, ở xã Lương Thịnh có 3 người con bị nhiễm chất độc da cam... Xã có số người nhiễm chất độc da cam đông phải kể đến là Quy Mông, Y Can, Hưng Thịnh... 

Theo Nghị định 35 của Chính phủ được thực hiện từ 1/5/2010 thì  mức trợ cấp tối thiểu dành cho người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc da cam là 1.277.000 đồng/tháng, mức cao nhất là 1.763.000 đồng/tháng, đối với con đẻ của họ được hưởng chế độ từ 432 - 770.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, hiện nay cuộc sống của các gia đình này còn gặp rất nhiều khó khăn và mức trợ cấp trên còn khá khiêm tốn so với cuộc sống mà họ phải bươn trải để nuôi sống gia đình. 211 số phận bất hạnh phải mang trong mình căn bệnh quái ác đang rất cần sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng, xã hội để cuộc sống của họ phần nào vơi bớt khó khăn.

Những năm qua, với mong muốn chia sẻ nỗi đau da cam với những nạn nhân không may mắn này, các cấp chính quyền địa phương, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức nhân đạo từ thiện, các nhà hảo tâm... đã nỗ lực bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực như: xây nhà tình nghĩa, khám chữa bệnh, chỉnh hình, phục hồi chức năng, tặng xe lăn..., vào các dịp lễ tết huyện đều trích Quỹ "Đền ơn đáp nghĩa" để kịp thời động viên giúp đỡ các gia đình.

Ông Dương Kim Cai có 3 con bị nhiễm chất độc da cam xã Lương Thịnh tâm sự: "Tôi ấm lòng trước sự chia sẻ của cộng đồng. Sự quan tâm thăm hỏi, động viên của Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương và cộng đồng đã phần nào xoa dịu nỗi đau mà chiến tranh để lại cho gia đình tôi cũng như bao gia đình khác...".

Ông Đào Xuân Minh, ở khu 3, thị  trấn Cổ Phúc nhập ngũ năm 1970 đến năm 1976 ra quân và mang trong mình chất độc da cam nên người con út sinh ra không được lành lặn. 26 tuổi nhưng Đào Nam Ninh - con trai ông hoàn toàn mất khả năng lao động. Mọi sinh hoạt hàng ngày đều trông cậy vào bà nội. Nhìn cảnh người bà 84 tuổi ôm ấp, dỗ dành đứa cháu 26 tuổi như dỗ đứa trẻ lên 3, chúng tôi không sao cầm được nước mắt. Bà nội Ninh kể: "Đã 26 năm nay rồi không ngày nào là tôi không chăm sóc nó. Có khi 3, 4 đêm liền nó không ngủ mà rên rỉ suốt. Cũng đã 3 lần gia đình đem ván ra rửa tưởng nó đi... Nhìn cháu mình vậy, thương lắm các chị ạ!"

Nỗi đau da cam còn đó! Và việc thăm hỏi, hỗ trợ, giúp đỡ các nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam là việc nên làm. Huyện Trấn Yên vẫn đang nỗ lực thực hiện các chính sách đối với nạn nhân chất độc da cam, những mong cùng cả nước chung tay xoa dịu nỗi đau này.

 Hồng Duyên

Các tin khác
Đón các anh về đất mẹ. (Đưa hài cốt các liệt sĩ hy sinh trong trận đánh đồn Ca Vịnh năm 1951 về nghĩa trang liệt sĩ xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên).

YBĐT - Trải qua các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hàng ngàn người con của tỉnh Yên Bái đã anh dũng hy sinh, góp phần giữ vững độc lập dân tộc và thống nhất đất nước.

YBĐT - Từ tháng 10/ 2005 đến nay, huyện Văn Chấn luôn bảo đảm nguồn kinh phí chi trả đúng, đủ, kịp thời các chế độ trợ cấp ưu đãi hàng tháng cho các đối tượng chính sách trên địa bàn huyện, không để xảy ra mất mát hoặc thất thoát. Phòng LĐ,TB&XH huyện đã thực hiện chi trả trợ cấp hàng tháng cho gần 1.000 đối tượng với tổng số tiền lên tới trên 900 triệu đồng/ tháng.

Các đoàn viên thắp hương và nến tri ân các anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang liệt sỹ tỉnh.

YBĐT - Tối ngày 26/7/2010, trên 600 đoàn viên thanh niên trong tỉnh  tổ chức đồng loạt thắp nến tri ân liệt sĩ tại 9/9 huyện thị. Đây là hoạt động “Thắp nến tri ân” trong đợt hoạt động “Tuổi trẻ tri ân các anh hùng liệt sĩ” .

Thư viện lưu động về vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Theo bà Nguyễn Thị Thanh Mai, Vụ trưởng Vụ Thư viện (Bộ VH-TT&DL), trong giai đoạn 2006-2010, ngành thư viện đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng cho hệ thống thư viện công cộng và tới nay, cả nước đã có 9 thư viện cấp tỉnh, 220 thư viện cấp huyện được xây dựng mới với kinh phí 35-40 tỷ đồng/thư viện cấp tỉnh, 1,2-1,5 tỷ đồng/thư viện cấp huyện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục