Văn Chấn đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục

  • Cập nhật: Thứ hai, 16/8/2010 | 9:43:26 AM

YBĐT - Trong giai đoạn 2005- 2010, ngành giáo dục - đào tạo huyện Văn Chấn (Yên Bái) đã triển khai thực hiện tốt nghị quyết đại hội Đảng các cấp về công tác giáo dục - đào tạo, đặc biệt toàn ngành đã có nhiều đổi mới trong công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn huyện.

Giờ học môn Tiếng Việt của học sinh Trường tiểu học
Hoàng Văn Thọ (Văn Chấn).
Giờ học môn Tiếng Việt của học sinh Trường tiểu học Hoàng Văn Thọ (Văn Chấn).

ông Hà Kim Nhăng - Trưởng phòng Giáo dục Đào tạo huyện cho biết: Những năm gần đây, Phòng Giáo dục- Đào tạo huyện đã tham mưu cho Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện ban hành kịp thời nhiều văn bản, nghị quyết quan trọng về công tác giáo dục đào tạo; huy động cả hệ thống chính trị từ huyện tới xã, thị trấn, thôn, bản vào cuộc.

Đồng thời, Phòng đã phối hợp với các nhà trường tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng giáo dục ở cả 3 cấp học; chăm lo đời sống giáo viên, đổi mới, phân cấp mạnh trong quản lý giáo dục, giao quyền tự chủ cho các nhà trường; chú trọng quan tâm đầu tư cho giáo dục vùng cao, duy trì tỷ lệ chuyên cần ở vùng cao, giữ vững chống mù chữ - phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập THCS và làm tốt phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi”.

Giờ học môn Tin học của học sinh Trường phổ thông Dân tộc nội trú huyện.

Trong mỗi năm học, Phòng Giáo dục- Đào tạo huyện đều chỉ đạo các nhà trường xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học; tổ chức các chuyên đề tháo gỡ vướng mắc trong chuyên môn; hội giảng, trao đổi kinh nghiệm... Hàng tháng kiểm tra định kỳ các hồ sơ của giáo viên để có giải pháp tháo gỡ cho từng bộ môn, từng môn học.

Cuối năm học Phòng cùng các nhà trường tổ chức nghiệm thu, bàn giao chất lượng học sinh, nếu không đảm bảo chất lượng yêu cầu nhà trường tổ chức bồi dưỡng trong hè cho những học sinh yếu kém và khảo sát, nghiệm thu đợt II...

Từ năm 2005 đến nay, Phòng đã giải quyết cho 447 cán bộ, giáo viên đi học các lớp nâng chuẩn và trên chuẩn, trong đó có 162 học trung cấp, 141 học cao đẳng và 174 học đại học. Hiện nay, toàn ngành có 1.890 cán bộ, giáo viên; 100% giáo viên trong ngành đạt chuẩn và đã có 46,3% giáo viên trên chuẩn. Cùng với chỉ đạo sát sao về chuyên môn, phòng luôn quan tâm đến công tác đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên.

 Năm học 2009 - 2010, toàn huyện có 119 trường, trong đó, 30 trường mầm non, 27 trường tiểu học, 24 trường THCS, 7 trường PTCS và 31 trung tâm học tập cộng đồng. Đến nay đã có trên 90% phòng học được kiên cố hoá, tăng 21,2% so với năm 2005.

Nhờ sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp và sự nỗ lực, cố gắng của cán bộ, giáo viên, chất lượng giáo dục - đào tạo của huyện đã không ngừng được nâng lên.

Năm học 2007- 2008, tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 96,5%; tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng còn 11,4%; bậc tiểu học, tỷ lệ học sinh được xét hoàn thành chương trình tiểu học đợt 1 đạt 93,32%, hầu hết các nhà trường chưa đủ điều kiện để dạy các môn tự chọn như Tin học và Ngoại ngữ, kể cả các trường đạt chuẩn quốc gia.

Bậc trung học cơ sở, tỷ lệ học sinh được xét tốt nghiệp THCS đợt 1 đạt 98,72% và mới tổ chức được cho 72,56% học sinh học Ngoại ngữ. Đến năm học 2009- 2010, tỷ lệ trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 98%; 100% trẻ được khám sức khoẻ định kỳ và cân đo chấm biểu đồ chiều cao và cân nặng, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng nhà trẻ giảm xuống còn 7,95%, mẫu giáo còn 9,7%.

Bậc tiểu học, tỷ lệ huy động ra lớp đạt 99%; số lượng học sinh giỏi môn Tiếng Việt đạt 16,03%, môn Toán 30,21%, nhiều trường đã tổ chức cho học sinh học môn Anh văn như các trường tiểu học Hoàng Văn Thọ, Trần Phú, Nghĩa Lộ, Sơn Thịnh, Thạch Lương, Tân Thịnh, Thượng Bằng La...

Bậc THCS có 24,02% học sinh giỏi, tăng 1,4% so năm học trước; 100% các trường đã tổ chức dạy môn Anh văn. Từ năm học 2005 - 2006 đến năm học 2009 - 2010, toàn huyện có 86 lượt học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp tỉnh; 35 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh và 765 lượt giáo viên đạt cấp huyện...

Cũng từ năm 1997 đến nay, huyện luôn duy trì giữ vững kết quả chống mù chữ - phổ cập giáo dục tiểu học; năm 2005, huyện được công nhận phổ cập giáo dục THCS, đến năm 2008, được công nhận phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.

Với sự nỗ lực, kết quả đạt được trong những năm qua, nhiều tập thể, cá nhân trong ngành được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục - Đào tạo, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và UBND tỉnh tặng bằng khen. Năm 2010, ngành giáo dục- đào tạo huyện Văn Chấn đề nghị Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba vì đã giành được những thành tích xuất sắc trong 5 năm vừa qua.

Trường Phong

Các tin khác

Tối 15-8, tại khu vực Tượng đài Vua Lý Thái Tổ (Hoàn Kiếm, Hà Nội), Thành ủy, HĐND, UBND TP Hà Nội đã tổ chức trọng thể chương trình gặp mặt 248 thủ khoa và tuyên dương 120 thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp đại học (ĐH), học viện và 25 thủ khoa đầu vào các trường ĐH trên địa bàn Hà Nội.

Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương.

Ngày 14/8, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương chính thức được khánh thành với nhiều trang thiết bị hiện đại, đặc biệt Viện còn có 1 tầng mái làm sân bay trực thăng. Đây là bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam có sân bay trực thăng.

Ngày 13/8, Bộ GD&ĐT đã ra Quyết định ban hành Quy định về công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá trong ngành giáo dục.

Một giờ học của lớp sửa chữa ô tô trường cao đẳng nghề Yên Bái.

YBĐT - Trên thực tế, có rất nhiều sự lựa chọn cho các thí sinh nếu chẳng may thi trượt đại học. Điều quan trọng, mỗi người phải tự biết chọn hướng đi đúng, phù hợp với bản thân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục