Phạt cứ phạt, đẻ cứ đẻ!

  • Cập nhật: Thứ sáu, 26/11/2010 | 3:03:32 PM

YBĐT - Với 98% là đồng bào dân tộc Mông, chưa phải xã quá khó khăn của huyện huyện Mù Cang Chải (Yên Bái), song cũng bởi những tập tục lạc hậu trong nếp sống, cách nghĩ mà công tác DS-KHHGĐ ở Khao Mang luôn gặp không ít khó khăn.

Trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế, nhiều người chưa đọc thông viết thạo chữ phổ thông nên công tác tuyên truyền dân số gặp nhiều khó khăn.
Trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế, nhiều người chưa đọc thông viết thạo chữ phổ thông nên công tác tuyên truyền dân số gặp nhiều khó khăn.

 "Mặc dù đã có đầy đủ trai và gái song, nhiều gia đình vẫn sinh thêm con, không chỉ 3 mà thậm chí 4 đến 5 con là chuyện bình thường. Dù đã tuyên truyền vận động, thậm chí còn có những chế tài xử phạt hành chính rất nặng, song tình trạng này cũng không cải thiện được là bao, người dân vẫn vi phạm chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), nhất là tại một số thôn, bản xa trung tâm xã” - Đó là tâm sự của anh Vàng A Trở -  cán bộ chuyên trách dân số xã Khao Mang, huyện Mù Cang Chải khi trao đổi với chúng tôi về công tác DS-KHHGĐ của xã.

Với 98% là đồng bào dân tộc Mông, chưa phải xã quá khó khăn của huyện, song cũng bởi những tập tục lạc hậu trong nếp sống, cách nghĩ mà công tác DS-KHHGĐ ở Khao Mang luôn gặp không ít khó khăn.

Để giảm nhanh mức sinh, góp phần ổn định quy mô dân số, nâng cao mức sống cho người dân; cấp ủy, chính quyền xã đã xây dựng các chương trình hành động cụ thể đến từng chi bộ, thôn bản, nêu cao vai trò trách nhiệm đi đầu của từng cán bộ, đảng viên bằng những hoạt động cụ thể như lồng ghép, tuyên truyền các chương trình DS-KHHGĐ trong các buổi họp xã, chi bộ, thôn và trên loa truyền thanh xã với quyết tâm giảm nhanh mức sinh, ổn định quy mô dân số.

Tuy nhiên quá trình triển khai lại gặp không ít khó khăn, bởi trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế, nhiều người chưa đọc thông viết thạo chữ phổ thông, không áp dụng các biện pháp KHHGĐ hoặc nữa là tâm lý đông con, đông của, cần người làm ở vùng cao.

Mặt khác cũng bởi sự phân bố dân cư không tập trung, các thôn bản rải rác cách xa nhau đến hàng chục cây số, các phương tiện truyền thông, thông tin đại chúng còn hạn chế chưa đến được với người dân. Bên cạnh đó, việc giải thể, sáp nhập Uỷ ban DS-KHHGĐ đã khiến đội ngũ cộng tác viên dân số phải kiêm nhiệm nhiều việc.

Mặt khác, do đội ngũ cán bộ dân số mỏng, trình độ hạn chế, thù lao chưa tương xứng với công việc nên đã khiến cho một số cán bộ chưa chuyên tâm với công việc của mình. Đó là nguyên nhân khiến cho năm nào Khao Mang cũng có người sinh con thứ 3 trở lên. Tính riêng từ đầu năm đến nay, xã đã có trên 10 trường hợp sinh con thứ 3.

Cùng đồng chí Vàng A Trở - cán bộ chuyên trách dân số xã, đến thăm hộ gia đình anh Lù A Chụ, bản Háng Bla Ha A, cách trung tâm xã 10 cây số, mới ở cái tuổi 35 mà trông anh chị đã như gần 60 tuổi, cũng bởi gia đình đông con nên cuộc sống cứ xoay như chong chóng, hết chạy bữa sáng lại lo bữa tối.

Khi được hỏi tại sao không áp dụng các biện pháp tránh thai, anh gãi đầu cười và cho rằng không quen, “uống thuốc vợ nó kêu đau đầu, đặt vòng thì phải leo đồi nương không hợp còn bao cao su thì mình không quen dùng. Cán bộ có tuyên truyền nhưng nhớ thì dùng, quên thì thôi”. Bởi vậy mà cứ sòn sòn đứa thứ 3 rồi đứa thứ 4 ra đời.

Gia đình ông Giàng Páo Gư, 40 tuổi ở bản Nà Dề Thàng lại khác, khi sinh đủ 2 con, gia đình ông cũng quyết định không sinh thêm nữa để tập trung phát triển kinh tế, song trong quá trình đặt vòng, vợ ông không hợp lại phải tháo vòng ra, từ đó không dám đặt vòng mà quay sang dùng thuốc tránh thai nhưng uống thuốc cũng ngày nhớ, ngày quên nên đã vỡ kế hoạch, kết quả là có thêm đứa thứ 5.

Đồng chí Trịnh Tiến Bình – Bí thư Đảng uỷ xã cho biết: Đối với công tác DS-KHHGĐ, xã cũng rất quyết liệt bằng việc ban hành các chế tài răn đe, xử phạt các gia đình vi phạm chính sách dân số theo các mức cụ thể là  sinh con thứ 3 phạt 200 ngàn đồng, thứ 4 là 600 trăm ngàn đồng và thứ 5 là 1 triệu đồng.

Tuy nhiên tình trạng sinh con thứ 3 trở lên ở xã Khao Mang chuyển biến rất chậm. Tại một số thôn, bản gần trung tâm xã còn có thể tuyên truyền, xử phạt kịp thời chứ các thôn, bản xa thì rất khó kiểm tra, vì thế người phạt thì vẫn phạt mà người đẻ vẫn cứ đẻ.

Để từng bước giảm tỷ lệ sinh con thứ 3, nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào Mông vùng cao, Khao Mang rất cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Qua đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về lợi ích của việc sinh đẻ có kế hoạch. Đặc biệt, xã cần thay đổi hình thức truyền thông đến các thôn xa, quan tâm hơn nữa đến đội ngũ làm công tác dân số để họ yên tâm với công việc, tuyên truyền và đả thông tư tưởng sinh nhiều con và sinh con trai của đồng bào. Có như vậy công tác DS-KHHGĐ ở Khao Mang mới phát huy hiệu quả.

 P.V

Các tin khác

YBĐT - 2.628 trẻ trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) đã được tiêm vắc-xin sởi trong chiến dịch tiêm vắc-xin sởi bổ xung năm 2010, đạt 95% trẻ từ 1-5 tuổi.

Thôn Hợp Thành có thể phát triển chăn nuôi trâu bò sinh sản và tiềm năng cần được khai thác tốt.

YBĐT - Cụ Phùng Văn Vui năm nay đã 82 tuổi chỉ vào đứa cháu nội Phùng Tiến Hiệp làm trưởng thôn 6 - Hợp Thành, xã Quy Mông (huyện Trấn Yên) bảo rằng: “Nó là đời thứ tám của các chi trong họ Đinh và họ Phùng là người Mường từ Thanh Sơn (Phú Thọ) lên đây mở đất đấy”.

Lãnh đạo Hội CTĐ tỉnh và thành phố Yên Bái tặng quà cho gia đình mẹ liệt sĩ tại phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái.

YBĐT - Trong vòng chưa đầy 1 tháng phát động, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh Yên Bái, Hội CTĐ thành phố Yên Bái đã vận động, quyên góp được gần 200 triệu đồng tiền mặt cùng nhiều quần áo, vật dụng gia đình trị giá trên 100 triệu đồng ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Trung.

YBĐT - “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” (ANTQ) từ lâu đã trở thành một trong những phong trào hiệu quả, thể hiện sức mạnh của thế trận an ninh nhân dân. Xã Tân Hương, huyện Yên Bình (Yên Bái) là cơ sở triển khai phong trào rất sáng tạo, hiệu quả, giữ vững bình yên cuộc sống để người dân yên tâm phát triển kinh tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục