Văn Yên: Đi đầu xây dựng thiết chế văn hóa ở cơ sở

  • Cập nhật: Thứ năm, 16/12/2010 | 9:02:52 AM

YBĐT - Qua 10 năm triển khai thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, huyện Văn Yên luôn xác định, một trong những vấn đề trọng tâm của cuộc vận động là xây dựng thiết chế văn hóa ở cơ sở, trong đó nhà văn hóa là ưu tiên hàng đầu.

Cán bộ y tế huyện Văn Yên tuyên truyền phổ biến kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em. (Ảnh: Qỳnh Nga)
Cán bộ y tế huyện Văn Yên tuyên truyền phổ biến kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em. (Ảnh: Qỳnh Nga)

Bởi vì, thực tế đã cho thấy, nhà văn hóa luôn giữ vai trò tập hợp và tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phục vụ nhiệm vụ chính trị, xã hội của địa phương, đất nước; đưa khoa học kỹ thuật về cơ sở và sinh hoạt văn hóa - văn nghệ, thể dục thể thao...

Cấp ủy, chính quyền các cấp đã thể hiện rõ quyết tâm qua việc mở các hội nghị chuyên đề bàn về công tác chỉ đạo quy hoạch đất đai, hỗ trợ kinh phí, thực hiện tốt công tác xã hội hóa hoạt động văn hóa nhằm huy động nguồn lực để xây dựng thiết chế văn hóa thôn, bản, khu phố…

Các ngành thành viên trong ban chỉ đạo cuộc vận động đã tổ chức khảo sát tình hình thực tế của các địa phương trên các mặt đời sống kinh tế - xã hội. Đồng thời tham mưu với Huyện ủy, HĐND, UBND huyện ban hành các văn bản quan trọng: chỉ thị của Huyện ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực xây dựng nhà văn hóa cơ sở, về việc các địa phương dành quỹ đất để xây dựng nhà văn hóa và sân thể thao ở cơ sở; nghị quyết của HĐND huyện về xây dựng nhà văn hóa thôn, bản, khu phố; UBND huyện xây dựng kế hoạch, thiết kế nhà văn hóa, hướng dẫn hình thức huy động nguồn lực và thành lập ban chỉ đạo xây nhà văn hóa thôn, bản, khu phố. Các cơ quan thông tin đại chúng tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực hưởng ứng tạo thành sức mạnh tổng hợp để thực hiện xây dựng thiết chế văn hóa ở cơ sở.

Nhờ đó, đã tạo ra sự đồng thuận cao trong nhân dân và từ năm 2002 trở đi, phong trào xây dựng thiết chế văn hóa, trong đó có nhà văn hóa thôn, bản, khu phố phát triển mạnh trong toàn huyện. Nhiều người đã tự nguyện hiến đất làm mặt bằng xây dựng thiết chế văn hóa và mọi người dân đều đóng góp tiền của, công sức, vật liệu. Nhiều doanh nghiệp, nhà hảo tâm cũng tích cực đóng góp tài chính cho phong trào. Thống kê đến năm 2010, số tiền thu được từ xã hội hóa đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa ở cơ sở đạt gần 10 tỷ đồng, chưa kể đóng góp bằng vật liệu và công lao động.

Hiện tại, Văn Yên có một nhà văn hóa trung tâm huyện trị giá trên tỷ đồng được đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước. Nhà văn hóa xã Đại Phác được xây dựng từ nguồn vốn tài trợ của tỉnh kết hợp với nguồn của địa phương. Nhà văn hóa xã Đại Sơn, Yên Hưng được xây dựng bằng nguồn đóng góp của các nhà tài trợ cùng vốn của địa phương.

Tất cả 312 thôn, bản, khu phố đều có nhà văn hóa, trong đó 187 nhà văn hóa đầy đủ thiết bị nội thất, âm thanh. Điều đáng khích lệ là có tới 80% nhà văn hóa thôn, bản, khu phố được xây dựng và mua sắm thiết bị từ nguồn vốn xã hội hóa hoạt động văn hoá. Số còn lại được xây dựng từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa và các nguồn thu của địa phương.

Huyện Văn Yên đang tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 05/2007 của Ban Thường vụ Huyện ủy về việc đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động của nhà văn hóa thôn, bản, khu phố. Trong đó, các nhà văn hóa đã xuống cấp, chất lượng không bảo đảm cho việc tổ chức sinh hoạt văn hóa cộng đồng ở khu dân cư được các địa phương chỉ đạo nâng cấp hoặc làm mới. Một số địa phương như xã Lâm Giang, Yên Hưng, Mỏ Vàng… đang xây dựng lại nhà văn hóa, giá trị đầu tư mỗi công trình đạt từ 100 đến 160 triệu đồng.

Một hệ thống thiết chế văn hóa ở cơ sở được quan tâm đầu tư đúng mức không chỉ có ý nghĩa quan trọng với các hoạt động văn hóa, thể thao mà còn tích cực đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước kịp thời đến với nhân dân, tạo động lực trong công cuộc xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, đây cũng là tiền đề tập hợp sức mạnh của nhân dân trong phong trào xây dựng làng văn hóa.

  H.N

Các tin khác

YBĐT - Đoàn xã Bạch Hà có 201 đoàn viên thanh niên (ĐVTN) sinh hoạt ở 10 chi đoàn. Nhờ sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Huyện đoàn Yên Bình, cấp ủy, chính quyền xã và sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể nên cán bộ Đoàn xã đã nhận thức được vai trò trách nhiệm của mình, thu hút đông đảo ĐVTN tham gia tổ chức Đoàn, không ngừng phát huy tinh thần xung kích, đoàn kết, sáng tạo khắc phục khó khăn xây dựng tổ chức vững mạnh…

YBĐT - Trong thời gian qua, thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) đã duy trì công tác tiếp công dân ở các cấp, các ngành; phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể, phát huy công tác hòa giải, giải quyết kịp thời các tranh chấp trong nội bộ nhân dân, kiên quyết không để phát sinh tình trạng khiếu tố phức tạp và điểm nóng xảy ra.

Ngày 15/12, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận ban hành Thông tư về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định chế độ làm việc đối với giảng viên. Theo đó, giáo sư, giảng viên cao cấp phải dạy 360 giờ/năm.

Theo dự thảo thông tư liên tịch giữa Bộ Tài chính và Bộ GD-ĐT, trẻ cư trú tại vùng núi, hải đảo, xã biên giới, xã đặc biệt khó khăn, trẻ mồ côi cha, mẹ, trẻ khuyết tật, trẻ có cha mẹ thuộc hộ nghèo khi học lớp 5 tuổi trong các cơ sở giáo dục mầm non sẽ được chi hỗ trợ tiền ăn trưa theo mức 120.000 đồng/tháng/trẻ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục