Yên Bái: Một năm chuẩn quốc gia về y tế xã

  • Cập nhật: Chủ nhật, 2/1/2011 | 10:14:10 AM

YBĐT - Từ khi Chương trình xoá xã trắng về y tế và Chỉ thị 06/CT-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về củng cố mạng lưới y tế cơ sở được triển khai đã góp phần quan trọng trong việc phát triển hệ thống y tế xã.

Y, bác sỹ phòng khám đa khoa khu vực Cảm Ân (Yên Bình) khám chữa bệnh cho nhân dân trong vùng.
Y, bác sỹ phòng khám đa khoa khu vực Cảm Ân (Yên Bình) khám chữa bệnh cho nhân dân trong vùng.

Năm 2005, tỉnh Yên Bái bắt đầu thực hiện Đề án Chuẩn quốc gia về y tế xã (CQGYTX) ngành y tế đã tích cực chỉ đạo các đơn vị khắc phục khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, đồng thời phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương và các ban, ngành, đoàn thể xây dựng, duy trì CQGYTX, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại tuyến cơ sở và chăm sóc, bảo về sức khỏe nhân dân.

Cách đây chưa đầy 2 thập kỷ, hầu hết các xã trong tỉnh đều “trắng” về y tế, nhiều xã không có trạm y tế, cán bộ hoạt động chỉ là trưởng ban y tế, hạn chế về trình độ chuyên môn. Nhiều trạm y tế ở các xã vùng cao như Tà Xi Láng, Làng Nhì (Trạm Tấu), Chế Tạo, Nậm Khắt (Mù Cang Chải), Nà Hẩu (Văn Yên), Tân Phượng (Lục Yên), An Lương, Suối Quyền (Văn Chấn)... là nhà tạm, cán bộ chỉ có trình độ y tá sơ học, nhiệm vụ chủ yếu là tham gia tiêm chủng mở rộng và phát hiện dịch bệnh, người dân không có điều kiện chăm sóc sức khoẻ ban đầu nên khi ốm đau, thai sản vẫn để ở nhà cúng ma, đến khi bệnh nặng quá mới đưa tới cơ sở y tế khám, gây nhiều khó khăn trong việc khám, chẩn đoán bệnh đối với các bác sỹ...

Từ khi Chương trình xoá xã trắng về y tế và Chỉ thị 06/CT-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về củng cố mạng lưới y tế cơ sở được triển khai đã góp phần quan trọng trong việc phát triển hệ thống y tế xã. Đặc biệt từ năm 2005 đến nay thực hiện Đề án Chuẩn quốc gia về y tế xã đã tạo sự đồng thuận trong các cấp, các ngành, chính quyền địa phương và nhân dân cùng chung tay thực hiện.

Trong những năm gần đây, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều dịch bệnh mới phát sinh như: SARS, cúm A, bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm do phẩy khuẩn tả, ngộ độc thực phẩm, vệ sinh môi trường kém... đã ảnh hưởng không nhỏ tới công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân cũng như xây dựng CQGYTX trên địa bàn tỉnh. Song bằng sự nỗ lực, quyết tâm Ban chỉ đạo thực hiện CQGYTX các cấp đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo triển khai thực hiện các hoạt động chuẩn hàng năm một cách đồng bộ. Công tác xây dựng CQGYTX đã được đưa vào nghị quyết và kế hoạch hàng năm của các cấp ủy Đảng, chính quyền...

Qua triển khai Đề án, toàn tỉnh có 167 xã, phường, thị trấn trong tỉnh đã xây dựng kế hoạch và đăng ký thực hiện CQGYTX giai đoạn 2005 - 2010. Ông Lường Văn Hom - Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh cho biết: “ Theo bảng điểm quy định 100 điểm của 10 chuẩn, có nhiều tiêu chí để đạt được một điểm phải tốn hàng trăm triệu đồng như tiêu chí về cơ sở hạ tầng; có những tiêu chí phải có sự chuẩn bị hàng năm như tiêu chí về số lượng, cơ cấu cán bộ trạm y tế. Lại có nhiều tiêu chí là trách nhiệm của toàn xã hội như tiêu chí ở chuẩn I "Xã hội hoá chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân và công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ", chuẩn II "Vệ sinh phòng bệnh"... Tất cả các tiêu chí đều cùng chung mục tiêu là nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân”.

Sau hơn 5 năm thực hiện Đề án CQGYTX giai đoạn 2005 - 2010, hệ thống y tế tuyến xã đã có sự chuyển biến tích cực cả về lượng và chất. Toàn tỉnh có 25 trạm y tế được xây mới; 91 trạm y tế được đầu tư sửa chữa, nâng cấp; 97 trạm y tế được đầu tư kinh phí từ Chương trình Mục tiêu quốc gia nước sạch & vệ sinh môi trường, trong đó có 60 trạm được xây mới; 119 trạm y tế được đầu tư mua bổ sung trang thiết bị phục công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu...

Cùng với việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trạm y tế, công tác đào tạo nhân lực cũng được quan tâm. Từ năm 2005 - 2009, toàn tỉnh có 288 trưởng, phó trạm y tế xã được đào tạo quản lý; trên 3.500 lượt cán bộ xã và nhân viên y tế thôn bản được tập huấn, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm về xây dựng CQGYTX; nhiều cán bộ y tế xã được cử đi đào tạo chuyên tu bác sỹ, dược sỹ, kỹ thuật viên tại các trường đại học, cao đẳng.

Với sự nỗ lực, quyết tâm của các cấp, các ngành, đến hết năm 2009, toàn tỉnh đã có 129/180 xã, phường, thị trấn được công nhận CQGYTX. Hiện có thêm 12 xã đạt CQGYTX và tiếp tục củng cố, duy trì phát triển, nâng cao chất lượng các xã đã được công nhân chuẩn, nâng tổng số đạt CQGYTX lên 149 xã, đạt 82,78%, vượt mục tiêu Đề án đặt ra.

Minh Hằng

Các tin khác
Đồng chí Hoàng Hữu Độ - Bí thư Tỉnh đoàn trao mũ tình nguyện cho các đoàn viên tham gia chiến dịch hè tình nguyện năm 2010.

YBĐT - Những ngày lao động cùng đồng bào, cùng làm nương, làm rẫy, làm cỏ lúa… mồ hôi thấm đẫm những chiếc áo xanh nhưng vẫn cứ vui đùa với nhau, tiếng cười như xua tan đi sự mệt nhọc và khiến đồng bào càng quý mến hơn.

Hàng ngàn người có mặt tại quảng trường Cách mạng Tháng Tám, Hà Nội, Việt Nam để chào đón năm 2011. Ảnh TPO

Hòa cùng với không khí trên khắp thế giới, Việt Nam chào đón năm mới bằng một buổi lễ đếm ngược lần đầu tiên tổ chức tại Hà Nội.

Trong thời gian diễn ra Tết Âm lịch, địa phương nào để xảy ra tình trạng gia tăng số vụ TNGT và đốt pháo thì Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố đó sẽ phải kiểm điểm trách nhiệm trước Thủ tướng.

Trẻ em thành phố được quan tâm chăm sóc cả về trí và lực.

YBĐT - Để giảm tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi trong thời gian tới cần có sự vào cuộc tích cực hơn nữa của các cấp các ngành đặc biệt là các xã, phường trong việc triển khai thực hiện công tác phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em và các chương trình y tế

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục