Lao động Việt Nam vẫn an toàn tại Lybia

  • Cập nhật: Thứ năm, 24/2/2011 | 7:51:33 AM

Cục Quản lý lao động ngoài nước yêu cầu các doanh nghiệp theo dõi sát tình hình, nếu có ảnh hưởng đến tính mạng, công việc, thu nhập của lao động Việt Nam… phải báo cáo kịp thời Ban Quản lý lao động Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Libya để được hướng dẫn và hỗ trợ xử lý

Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTB-XH) cho biết, sau khi xảy ra tình hình mất ổn định chính trị và biểu tình tại Lybia, một nước nằm ở Bắc Phi, là một trong những thị trường xuất khẩu lao động tiềm năng của Việt Nam, cục đã có công văn gửi các doanh nghiệp đưa người lao động đi xuất khẩu lao động tại Lybia để chủ động các giải pháp hỗ trợ người lao động.

Theo đó, Cục Quản lý lao động ngoài nước yêu cầu các doanh nghiệp theo dõi sát tình hình, nếu có ảnh hưởng đến tính mạng, công việc, thu nhập của lao động Việt Nam… phải báo cáo kịp thời Ban Quản lý lao động Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Libya để được hướng dẫn và hỗ trợ xử lý, đồng thời khẩn trương khuyến cáo người lao động tránh những địa điểm có biểu tình, tránh tụ tập nơi đông người.

Bên cạnh đó, Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng yêu cầu các doanh nghiệp tạm dừng hoạt động đưa lao động mới sang Lybia, đối với những lao động đã hoàn tất các thủ tục, doanh nghiệp cần thông báo và tạm thời đưa họ trở lại địa phương, đến khi tình hình ổn định mới cho xuất cảnh trở lại.

Ông Quỳnh cho biết, hiện cả nước đang có 10 doanh nghiệp xuất khẩu lao động đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại Libya trong các công trình xây dựng. Số lao động Việt Nam đang làm việc tại đây khoảng 10.000 người.

Theo báo cáo của Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Libya và báo cáo nhanh của các doanh nghiệp có lao động đang làm việc tại Libya, trong tổng số lao động Việt Nam đang làm việc tại Libya, có khoảng 2.000 lao động đang làm việc tại thành phố Benghazi, là nơi đang xảy ra bạo động lớn và có xu hướng lan rộng ra các địa phương xung quanh, số còn lại đang làm việc tại Tripoli và các vùng lân cận. Đến thời điểm này, hầu hết các công trường đều đã tạm dừng hoạt động. Tuy nhiên, các lao động của Việt Nam đã được các chủ sử dụng yêu cầu ở lại trong trại hoặc sơ tán đến nơi an toàn và cung cấp đầy đủ lương thực, thực phẩm cho họ.

Ông Quỳnh cũng cho biết thêm, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã tổ chức cuộc họp với Cục Lãnh sự và Vụ Tây Á - châu Phi (Bộ Ngoại giao) để bàn biện pháp xử lý, hỗ trợ người lao động Việt Nam.

Trong đó, đã có ý kiến đề nghị Bộ LĐTB-XH đề xuất Chính phủ đưa máy bay sang Lybia đón các lao động về nước, song phương án này khó khả thi vì các sân bay ở Lybia đã đóng cửa. Bộ LĐTB-XH cho biết, đang thảo luận các giải pháp đối với các tình huống xấu có thể xảy ra để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để triển khai khi cần thiết.

(Theo SGGP)

Các tin khác
Lãnh đạo Trung tâmy tế dự phòng tỉnh Yên Bái nhận Bằng công nhận chuẩn quốc gia.

YBĐT - Ngày 23/2, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh tổ chức hội nghị tổng  kết công tác y tế dự phòng năm 2010, triển khai nhiệm vụ năm 2011 và đón nhận bằng chuẩn quốc gia y tế dự phòng tuyến tỉnh. 

YBĐT - Ngày 23/2, Bảo hiểm xã hội tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2010 và triển khai nhiệm vụ năm 2011.

Mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm của gia đình chị Nguyễn Thị Phương thôn Trung Tâm xã Bảo Ái (huyện Yên Bình).

YBĐT - Hội Phụ nữ xã Bảo Ái đã cụ thể hoá chủ trương xoá đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước vào nội dung chương trình công tác của cấp hội cơ sở nhằm gắn liền phong trào vận động hội viên sản xuất, phát triển kinh tế gia đình.

Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) trao đổi với báo giới ngày 22.2, thừa nhận: Giá một số thuốc nội và một số mặt hàng thuốc thành phẩm nhập khẩu bán lẻ trên thị trường sẽ tăng do chịu tác động của việc điều chỉnh tỉ giá đồng USD.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục