Sợ... vì được quý

  • Cập nhật: Thứ ba, 29/3/2011 | 9:07:10 AM

YBĐT - Đặc thù công việc của tôi là phải tiếp xúc nhiều với cơ sở. Đến cơ sở, tôi may mắn được anh em quý mến bởi luôn nhiệt tình và có trách nhiệm với công việc. Chính vì vậy, cứ gặp nhau là anh em lại mời cơm.

Chơi với nhau, quý mến nhau và mời nhau ăn bữa cơm trước hết xuất phát từ tình cảm và thật sự đáng trân trọng trong quan hệ cuộc sống, giao tiếp.

Những bữa cơm mời, khách chỉ có một người nhưng phía đơn vị chủ nhà ít nhất cũng là sáu, bảy, tám hoặc có khi cả chục người. Trường hợp không phải cơ quan mời cơm thì anh em cũng thường gọi điện “nhắn tìm đồng đội” để đi tiếp khách quý.

Nếu chỉ có vậy, chuyện chẳng có gì đáng nói và đáng sợ. Sợ nhất vừa vào bữa, anh em chia nhau liên tục đến nâng ly thực hiện “màn chào hỏi”. Mà đã chào hỏi thì anh em lại muốn rót theo kiểu "màn hình phẳng" (rót đầy chén) chứ không thích tình cảm nửa vời (rót nửa chén).

Như thế, có lúc khách từ chối được ít nhiều nhưng cũng có khi thật khó từ chối vì có những người mời mà mình chưa uống hết thì cứ đứng im đấy chờ khách uống hết mới về chỗ ngồi. Thậm chí, có người còn buông lời rằng: “Bác không uống là không quý thằng em rồi! Hay là em không xứng đáng nâng ly mời bác?”.

Chưa kể bao nhiêu ánh mắt trong mâm dõi xem hai người có chấp nhận lời mời và tình cảm của nhau hay không. Và cũng có lúc, vào trong quán ăn, bỗng dưng gặp gỡ nhiều người quen khác và họ lại mang ly đến chào.

Xong loạt rượu này, khách thường rơi vào tình trạng "ngồi nhìn thức ăn" hoặc có ăn cũng khó nuốt bởi đã bị chủ nhà “la pán tẩn” cấp tập trong màn chào hỏi.

Tuy nhiên, từ lúc ấy trở đi, khách mới thực sự vất vả, khổ sở vì rượu đã ngấm nhưng thỉnh thoảng, một vị chủ nhà lại đến nâng chén gọi là “tình cảm riêng” lâu rồi mới gặp.

Có trường hợp, khách thoái thác không thể uống nữa vì buổi chiều đã hẹn, đã có lịch làm việc với đối tác song chủ nhà vẫn nài nỉ: “Bác cứ uống đi, vừa mới đến thì cứ nghỉ ngơi đã! Mình không đi làm ngay thì trong dân “mùa màng và mu, ma, pết, cáy” - nghĩa là mùa màng và lợn, chó, gà, vịt - vẫn phát triển bình thường ấy mà...”.

Tất nhiên, bản thân mình phải xác định rõ ràng, không để bị động trước những lời mời đó bởi nhiệm vụ thâm nhập cơ sở hạn chế thời gian, công việc nhiều, đi lại bằng xe máy... nên phải tự biết lo và biết bảo vệ chính mình.

Dẫu vậy cũng phải thú thật, có những đợt công tác, mình cũng phải chịu đựng vài cuộc rượu như thế và sau đó, dạ dày tưởng muốn vỡ tung, mệt mỏi cả tuần mà hiệu quả công việc chẳng ra sao.

Sau những va chạm ấy, bản thân tự rút ra kinh nghiệm là nếu không muốn “được quý” trong những "trận mưa" rượu, nếu không muốn bị “tơi bời tửu” thì phải biết cách từ chối.

Đại loại như: “Em đã nhận lời mời của đứa bạn rồi!”... dù thực tế là chưa có ai mời cả. Xem ra cách làm này cũng khá hiệu quả bởi nếu không làm thế thì khó mà trụ vững, khó mà đủ sức khỏe để hoàn thành công việc sau mỗi lần đi cơ sở.

Đợt này, tỉnh đang triển khai mạnh mẽ cuộc vận động cán bộ, đảng viên, công chức gương mẫu đi đầu không uống rượu, bia trong giờ và ngày làm việc, tôi thấy rất phấn khởi. Hy vọng rằng, từ nay, nếu về cơ sở công tác thì mình không còn phải mang theo nỗi sợ... vì được quý.

Thanh Tâm

Các tin khác
Hình ảnh mô phỏng đám mây phóng xạ trên vùng Đông Nam Á trong ngày 28/3.

Tại Việt Nam đã phát hiện hàm lượng nhỏ đồng vị phóng xạ I-131 trong không khí và chưa ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

(Nguồn Internet)

YBĐT - Xét về bản chất, rượu cũng như việc uống rượu không phải là xấu. Rượu sẽ giúp hâm nóng bầu không khí trong các buổi gặp gỡ, tiệc tùng và chúc tụng.

Thông điệp “Tắt đèn 60 phút - Hành động 365 ngày vì biến đổi khí hậu” đã lan toả tại nhiều tỉnh, thành. Nhiều nơi tại Nha Trang, Huế, Hội An... đã ngập chìm trong bóng tối suốt một giờ đầy ý nghĩa này.

35 tác phẩm đã được trao thưởng của Liên chi hội nhà báo Ngân hàng

YBĐT - Tại tỉnh Yên Bái, Liên Chi hội nhà báo Ngân hàng, thuộc Trung ương Hội nhà báo Việt Nam vừa tổ chức hội nghị triển khai công tác hội năm 2011.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục