Nơi đồng hành cùng thanh niên trên con đường lập thân, lập nghiệp

  • Cập nhật: Thứ hai, 4/4/2011 | 3:23:20 PM

YBĐT - Thời gian qua, Huyện đoàn Yên Bình, tỉnh Yên Bái đã đạt được nhiều kết quả trong phong trào đồng hành với thanh niên trên con đường lập thân, lập nghiệp.

Để hoạt động này sớm đi vào  hiệu quả, ngay từ đầu năm, Huyện đoàn Yên Bình đã chỉ đạo các cơ sở đoàn tập trung vào các hoạt động tư vấn, hướng nghiệp và giới thiệu việc làm cho thanh niên, đồng thời tuyên truyền nâng cao nhận thức cho thanh niên về nghề nghiệp nhất là các ngành nghề mới, lĩnh vực mới.

Đặc biệt, tuyên truyền, vận động, hướng dẫn đoàn viên thanh niên trong việc chuyển giao cơ cấu cây trồng vật nuôi, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh; phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện tạo điều kiện cho đoàn viên vay các nguồn vốn ưu đãi để phát triển kinh tế hộ gia đình, nhờ vậy mà đã xuất hiện nhiều mô hình có thu nhập cao, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Được sự giúp đỡ của Huyện đoàn, cuối năm 2007, anh Phạm Huy Du  thôn Hồng Xuân xã Đại Đồng, vay 10 triệu đồng cùng với nguồn vốn của gia đình, anh đã mạnh dạn đầu tư máy móc thiết bị mở xưởng sản xuất gạch ba vanh.

Nhờ sự chịu khó cần mẫn, đến nay xưởng gạch của anh Du đã đi vào hoạt động và chiếm lĩnh thị trường ở  xã và mở rộng sang các huyện lân cận. Mỗi năm trừ chi phí anh thu nhập được trên 100 triệu đồng, ngoài ra, anh còn giải quyết việc làm cho 7 lao động với mức lương từ 1,8- 2 triệu đồng/tháng.

Khác với anh Du, anh Lê Thanh Hùng ở thôn Khuôn Giỏ xã Tân Hương lại chọn cho mình mô hình phát triển kinh tế tổng hợp VACR. Nhờ được học hỏi kiến thức kỹ thuật nông, lâm ngiệp từ các lớp tập huấn do huyện đoàn tổ chức, anh Hùng đã khai thác triệt để 10ha đất rừng của gia đình để trồng keo và bồ đề, kết hợp nuôi lợn, thả cá.

Anh Hùng tâm sự: “Nảy sinh ý tưởng trồng rừng, kết hợp chăn nuôi từ các đợt tập huấn kiến thức do Huyện đoàn Yên Bình tổ chức nên mình mới mạnh dạn làm. Không ngờ mô hình này lại đem lại hiệu quả rõ rệt. Trừ chi phí, mỗi năm mình thu về trên 50 triệu đồng”.

Còn đoàn viên Hà Văn Mạnh ở thôn 11 xã Xuân Long đã biết tận dụng lợi thế là đất rừng để phát triển mô hình chăn nuôi trâu, bò. Với số ban đầu 10 triệu đồng vay từ Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện kết hợp với nguồn vốn của gia đình, năm 2005 anh bắt đầu xây dựng mô hình. Nhờ lấy ngắn nuôi dài, đến nay anh đã có 20 con trâu, bò trị giá trên 200 triệu đồng.

Có thể nói, cùng với nhiều phong trào khác, phong trào đồng hành với thanh niên trên con đường lập thân, lập nghiệp ở Yên Bình đang từng bước khởi sắc.

Anh Vũ Hồng Hải, Bí thư Huyện đoàn Yên Bình cho biết: “Xác định các chương trình phát triển kinh tế cho thanh niên là yếu tố quan trọng nhằm thu hút tập hợp lực lượng thanh niên, trong thời gian qua, Huyện đoàn Yên Bình đã triển khai nhiều chương trình, kế hoạch cụ thể, thiết thực, đặc biệt là trong phong trào “4 đồng hành cùng thanh niên lập nghiệp, “5 xung kích phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ Tổ quốc".

Được biết, Huyện đoàn đã phối hợp với các ngành liên quan tạo điều kiện cho thanh niên được tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển kinh tế.

Qua đó, hơn 5 năm qua, huyện đoàn đã phối hợp với Ngân hành Chính sách Xã hội huyện giải ngân gần 3 tỷ đồng cho hàng trăm hộ gia đình thanh niên.

Từ nguồn vốn này đã có nhiều thanh niên được giải quyết việc làm tại chỗ, nhiều mô hình trang trại trẻ tiếp tục được phát triển và mở rộng.

Với việc đồng hành cùng thanh niên trên con đường lập thân, lập nghiệp mà cụ thể hướng dẫn ĐVTN trong việc chuyển giao cơ cấu cây trồng vật nuôi, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh; tạo điều kiện cho đoàn viên vay các nguồn vốn ưu đãi để phát triển kinh tế hộ gia đình.

Đến nay, toàn huyện đã có trên 200 trang trại trẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao, cho thu nhập từ 50 - 100 triệu đồng/năm/mô hình.

Tiêu biểu như các mô hình: kinh doanh dịch vụ tổng hợp (máy xát, máy cày bừa, máy cưa của đoàn viên Tăng Văn Vượng ở thôn Tiến Minh (Tân Nguyên) mỗi năm thu về trên 70 triệu đồng; mô hình trồng 20ha rừng của đoàn viên Hoàng Văn Thắng ở thôn 10 (Xuân Long), mỗi năm cho thu nhập trên 50 triệu đồng hay mô hình nuôi lợn thịt của anh Triệu Minh Chuẩn ở thôn 2 xã Ngọc Chấn mỗi năm cho thu nhập 50 triệu đồng…

Với việc chỉ đạo sát sao và cùng đồng hành với thanh niên trên con đường lập thân, lập nghiệp, Huyện đoàn Yên Bình xứng đáng là chỗ dựa vững chắc cho ĐVTN.

Qua đó, ngày càng xuất hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế trang trại gia đình, số lượng ĐVTN làm giàu trên chính quê hương mình ngày càng nhiều.

Theo tiêu chí mới, huyện Yên Bình còn 15,5% số hộ nghèo, thu nhập bình quân đầu người hiện nay đạt 15,5 triệu đồng/người/năm, đó là những dấu ấn khẳng định cho nỗ lực to lớn người dân huyện Yên Bình, trong đó có một phần đóng góp không nhỏ của lực lượng ĐVTN. 

Hà Tĩnh

Các tin khác
Công an Châu Quế Hạ kiểm tra phương tiện xe máy đối tượng đánh bạc trên địa bàn.

YBĐT - Những năm qua, Công an xã Châu Quế Hạ, huyện Văn Yên (Yên Bái) luôn chủ động giải quyết dứt điểm các vụ việc liên quan đến an ninh trật tự (ANTT) ngay tại cơ sở đảm bảo đúng pháp luật, củng cố niềm tin trong quần chúng nhân dân.

YBĐT - Làm thế nào để đạt được hiệu quả như mong muốn, làm sao để trở thành nếp sống thường ngày trong đời sống xã hội?

YBĐT - Giai đoạn 2010 - 2015, thị xã phấn đấu có thêm 8 đơn vị trường đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn lên 14 trường trong đó có 2-3 đơn vị đạt chuẩn quốc gia mức độ II.

Đó là trường ĐH Xây dựng, Sư phạm, Kinh tế quốc dân, Công nghệ Hà Nội, Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội. Đa số các trường đều không hạn chế số lượng tuyển thẳng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục