Khó khăn trong thực hiện chuẩn quốc gia y tế xã ở Trấn Yên

  • Cập nhật: Thứ sáu, 22/4/2011 | 9:22:35 AM

YBĐT - Năm 2005, huyện Trấn Yên triển khai thực hiện Đề án Chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn 2005-2010.

Bác sỹ Trạm Y tế xã Nga Quán (Trấn Yên) khám chữa bệnh
cho nhân dân trong xã.
Bác sỹ Trạm Y tế xã Nga Quán (Trấn Yên) khám chữa bệnh cho nhân dân trong xã.

Khi bước vào thực hiện Đề án, nhiều trạm y tế trên địa bàn xuống cấp về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh của đa số các trạm thiếu; trình độ dân trí không đồng đều, một số hủ tục, tập quán lạc hậu không có lợi cho sức khoẻ của người dân ở một số xã vùng sâu, vùng xa chưa được xoá bỏ... Đây là rào cản lớn trong việc thực hiện CQGYTX trên địa bàn huyện.

Để thực hiện Đề án CQGVYTX giai đoạn 2005 - 2010 của huyện, năm 2005, UBND huyện Trấn Yên đã thành lập Ban Chỉ đạo CQGVYTX cấp huyện và xã, phân công cụ thể cho các ngành thành viên phụ trách từng xã. Đồng thời, UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo tăng cường công tác thực hiện và duy trì CQGVYTX, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, khám chữa bệnh, công tác phòng chống dịch bệnh; tổ chức hội nghị tổng kết, triển khai kế hoạch, ký cam kết thực hiện và duy trì CQGVYTX triển khai tới các xã, thị trấn.

Ban chỉ đạo huyện tổ chức giám sát hỗ trợ các xã thực hiện và duy trì CQGVYTX thường xuyên; phúc tra đánh giá kết quả thực hiện và duy trì CQGVYTX báo cáo và đề nghị Ban chỉ đạo CQGVYTX của tỉnh thẩm định và công nhận đạt chuẩn.

Công tác xây dựng CQGVYTX được Huyện uỷ, HĐND huyện đưa vào nghị quyết hàng năm và thường xuyên tổ chức các đợt giám sát đối với xây dựng CQGYTX tại cơ sở. Các xã đều đưa việc thực hiện CQGVYTX  vào nghị quyết của Đảng uỷ và HĐND để tập trung chỉ đạo. Hàng năm, UBND các xã đều xây dựng kế hoạch ngay từ đầu năm, phân công cho các ban, ngành, đoàn thể phối hợp với trạm y tế triển khai thực hiện.

Cùng với nguồn kinh phí hỗ trợ của tỉnh, nhiều xã trong huyện đã huy động nhân dân tham gia đóng góp để sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất cơ trạm y tế. Việc chỉ đạo về thực hiện 10 chuẩn tại các xã, thị trấn được thực hiện đồng bộ. Các xã, thị trấn chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền các nội dung CQGVYTX tới cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, vì vậy quan niệm về CQGVYTX đã cơ bản thay đổi, người dân đã thấy được lợi ích của việc xây dựng CQGVYTX.

Công tác xây dựng CQGVYTX đều được các ban ngành, đoàn thể ở các xã tích cực tham gia thực hiện, tuyên truyền, vận động các hộ dân làm các công trình vệ sinh, xây dựng hố xí, giếng nước, vệ sinh môi trường thôn bản, đưa vào tiêu chí xây dựng làng văn hoá để hoàn thành chuẩn II. 

Đặc biệt, công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ được các ban chỉ đạo CQGVYTX thường xuyên quan tâm tuyên truyền với nhiều hình thức như: tuyên truyền qua hệ thống thông tin đại chúng của huyện và xã, thị trấn; lồng ghép các nội dung tuyên truyền chăm sóc sức khoẻ đưa vào hoạt động của các ban, ngành, đoàn thể của huyện. Cán bộ y tế, nhân viên y tế thôn bản tư vấn tuyên truyền trực tiếp tại cộng đồng; trạm y tế xã viết bài, cung cấp tài liệu truyền thông với nhiều nội dung phù hợp, thiết thực dễ hiểu tới các thôn, bản để mọi người dân cùng thực hiện...

Qua triển khai đồng bộ các giải pháp tại 22 xã, thị trấn, nên kết quả thực hiện Đề án CQGVYTX trên địa bàn huyện đã có sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức và hành động của cấp uỷ, chính quyền, các ban ngành đoàn thể các cấp và người dân về công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

Đến nay, hầu hết các xã, thị trấn trong huyện đã qui hoạch quĩ đất cho trạm y tế để xây dựng trạm và làm vườn thuốc nam, đảm bảo diện tích đất tối thiểu theo quy định; các trạm y tế xã đã được đầu tư mua sắm cơ bản đủ trang thiết bị y tế phục vụ hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

Sau hơn 5 năm thực hiện Đề án CQGVYTX, một số xã đặc biệt khó khăn như: Lương Thịnh, Tân Đồng, Hồng Ca và xã vùng thấp Nga Quán đã thực hiện khá tốt việc xây dựng chuẩn. Đến thời điểm cuối năm 2005, 3 xã Nga Quán, Hồng Ca và Lương Thịnh đã được công nhận đạt CQGVYTX; năm 2006, 7 xã Tân Đồng, Hoà Cuông, Y Can, Đào Thịnh, Việt Thành, Vân Hội và Kiên Thành đã được công nhận CQGYTX.

Đến hết năm 2010, huyện Trấn Yên đã có 20/22 xã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn và duy trì CQGYTX. Hiện nay, huyện Trấn Yên còn 2 xã Hưng Thịnh và Cường Thịnh chưa đạt CQGVYTX.

Theo bà Nguyễn Thị Kim Liên - Phó phòng Y tế huyện Trấn Yên, nguyên nhân 2 xã này chưa đạt chuẩn đều vì tiêu chí cơ sở vật chất chưa đảm bảo:Trạm Y tế xã Hưng Thịnh chật chội, thiếu phòng làm việc, còn xã Cường Thịnh thì chưa có đất... Như vậy, năm 2011 muốn hoàn thành kế hoạch xây dựng mới 2 xã đạt CQGVYTX, đòi hỏi các cấp, các ngành trong huyện càng phải có quyết tâm cao hơn. 

Trường Phong

Các tin khác
Một phiên tòa xét xử lưu động của Tòa án nhân dân thành phố Yên Bái.

YBĐT - Trên 3.000 vụ việc (851 vụ án hình sự, 1.446 vụ, việc hôn nhân gia đình, 726 vụ, việc tranh chấp dân sự, hành chính…), đó là con số các loại án mà Tòa án nhân dân (TAND) thành phố Yên Bái đã thụ lý trong gần 7 năm qua (tháng 7/2004 - 2/2011).

YBĐT - Trường Quân sự Ấp Bắc thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Yên Bái là nơi tập huấn, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho đối tượng 3; đào tạo chỉ huy trưởng quân sự xã, phường, thị trấn và sĩ quan dự bị. Đã nhiều năm nay, đơn vị thực hiện tốt việc không uống rượu, bia trong giờ và ngày làm việc. Vậy kinh nghiệm nào để nhà trường đi đến thành công?

500.000 ngôi nhà cho các gia đình nghèo sẽ hoàn thành vào cuối năm nay, trước kế hoạch 1 năm.

Theo Quyết định 167 của Chính phủ hỗ trợ những hộ nghèo về nhà ở, Bộ Xây dựng dự kiến trong 4 năm (2008 - 2012) sẽ có 500.000 hộ nghèo khu vực nông thôn trong cả nước được giải quyết nhà ở.

Đây là một trong những quy định mới tại thông tư số 15/2011 (có hiệu lực từ ngày 15-5-2011) do Bộ Giao thông vận tải ban hành để sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư 07/2009 về đào tạo sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục