Các chương trình, dự án, chính sách dân tộc: Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo

  • Cập nhật: Thứ năm, 28/4/2011 | 9:48:31 AM

YBĐT - Nhờ triển khai thực hiện và quản lý tốt các nguồn vốn đầu tư, tỷ lệ hộ nghèo của Văn Chấn giảm còn 30,4% (theo chuẩn nghèo mới); 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã; 100% số xã và 90% số dân đã được sử dụng điện lưới quốc gia; trên 60 % được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh môi trường.

Đồng bào Thái (Văn Chấn) được hỗ trợ vật tư nông nghiệp có điều kiện thâm canh, tăng năng suất lúa.
Đồng bào Thái (Văn Chấn) được hỗ trợ vật tư nông nghiệp có điều kiện thâm canh, tăng năng suất lúa.

Là huyện có 13 dân tộc, xen canh xen cư trên địa bàn 31 xã, thị trấn, Văn Chấn được ví như điểm hội tụ của vùng cửa ngõ phía Tây Tây Bắc với cộng đồng các dân tộc Tày, Thái, Dao, Mông, Khơ Mú, Dáy… Đã nhiều lần vào Văn Chấn nhưng mỗi chuyến đi, chúng tôi đều cảm nhận được sự chuyển mình của vùng đất đang từng ngày đổi mới này.

Đồng chí Trần Văn Mộc - Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện tâm sự: “Đời sống đồng bào các dân tộc trong huyện đã từng bước được nâng lên, lương thực cơ bản đủ ăn. Nhiều hộ đã biết cách làm giàu từ thâm canh lúa cao sản, trồng cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc, nuôi ba ba… thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Văn Chấn thực sự  bứt phá đi lên khoảng 10 năm trở lại đây, khi Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng cao, vùng đồng bào dân tộc”.

Chỉ tính riêng từ năm 2006 đến nay, tổng các nguồn đầu tư trên địa bàn ước đạt 249,3 tỷ đồng, trong đó, Chương trình 135 giai đoạn II là 105,7 tỷ đồng, xây dựng 212 công trình hạ tầng cơ sở như: điện sinh hoạt, đường giao thông, trường học, kênh mương, trạm y tế, chợ, đầu tư cho phát triển sản xuất. Bên cạnh đó, Chương trình 134 hỗ trợ về đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt với tổng vốn 16,7 tỷ đồng đã xây dựng 20 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, 845 giếng nước sinh hoạt, 400 bể nước, 2.103 téc nước, 447 nhà ở, tạo quỹ đất sản xuất với 154 ha ruộng nước.

Đề án kiên cố hóa trường lớp học đầu tư trên 20 tỷ đồng, Dự án Giảm nghèo WB đầu tư 52 tỷ đồng, Dự án Chia sẻ 57 tỷ đồng, hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo theo Quyết định 167/CP là 14 tỷ đồng.

Nhờ triển khai thực hiện và quản lý tốt các nguồn vốn đầu tư, tỷ lệ hộ nghèo của Văn Chấn giảm còn 30,4% (theo chuẩn nghèo mới); 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã; 100% số xã và 90% số dân đã được sử dụng điện lưới quốc gia; trên 60 % được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh môi trường; công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân và đặc biệt là người dân tộc đã được đặc biệt quan tâm.

Người dân được cấp thẻ bảo hiểm y tế, con em người dân tộc đến tuổi đều được đến trường, công tác đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ người dân tộc được huyện đặc biệt quan tâm. Hiện nay, cán bộ viên chức cấp huyện là người dân tộc thiểu số chiếm 30%; cán bộ cấp xã chiếm 75%...

Đến thăm và làm việc tại xã Suối Bu vào những ngày cuối tháng 4 này, Bí thư Đảng ủy xã - Vàng Sái Tùng cho biết: “Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, tỉnh, huyện, cộng đồng dân tộc Mông, Tày, Thái ở Suối Bu… đã được Nhà nước quan tâm đầu tư nhiều công trình như: đường nhựa vào trung tâm xã, đường lên thôn Bu Cao, cầu treo, nước sạch Làng Hua, hỗ trợ di dân cho trên 60 hộ thôn Bu Cao xuống nơi ở mới tránh sạt lở đất trong mùa mưa bão. Đảng bộ, chính quyền xã phát huy trách nhiệm giữ gìn, sử dụng hiệu quả các công trình được đầu tư, vận động bà con tích cực tăng gia sản xuất xóa đói giảm nghèo”.

Trong giai đoạn mới, Đảng bộ huyện Văn Chấn xây dựng chương trình hành động với phương châm: “Tập trung huy động nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội, nhất là đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng ở vùng cao, vùng đồng bào dân tộc; chú trọng đào tạo con em người dân tộc, tạo nguồn cán bộ cho huyện và các xã vùng cao, giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm xuống dưới 5% để cuộc sống đồng bào dân tộc thiểu số được thay đổi toàn diện từ kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục đào tạo, y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân”. Đây là những quyết sách đúng đắn nhằm nâng cao hơn nữa đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa.

Với Văn Chấn -  các chương trình, dự án, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước thực sự là động lực để địa phương chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, giảm nghèo nhanh và bền vững.

Thái Hưng

 

Các tin khác
Giáo viên Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái trình bày bài giảng tại Hội giảng giáo viên dạy nghề toàn quốc năm 2009.

YBĐT - Những năm gần đây, công tác dạy nghề ở Yên Bái đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Giao diện chính Cổng giao tiếp điện tử Yên Bái.

YBĐT - Sau hơn hai năm hoạt động, Cổng giao tiếp điện tử tỉnh Yên Bái đã khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong việc cung cấp thông tin và dịch vụ hành chính công, phục vụ đắc lực cho công tác cải cách hành chính, xây dựng chính phủ điện tử.

Chung sức làm đường giúp dân trong mùa tình nguyện.

YBĐT - Năm 2011 được Đảng và Nhà nước quyết định chọn là Năm Thanh niên Việt Nam với phương châm hành động “Vì một môi trường xã hội lành mạnh cho tuổi trẻ”.

YBĐT - Buổi giao lưu văn nghệ các câu lạc bộ phòng chống HIV/AIDS do Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm, phòng chống HIV/AIDS và tệ nạn ma tuý, mại dâm tỉnh Yên Bái tổ chức với trên 100 diễn viên là những người nhiễm HIV, ảnh hưởng bởi HIV và các tình nguyện viên thuộc 27 câu lạc bộ phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn toàn tỉnh đã gây được sự quan tâm, chú ý của người xem.

 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục