62% bạn đọc được hỏi thừa nhận “chạy” trường, lớp cho con
- Cập nhật: Thứ tư, 8/6/2011 | 2:42:26 PM
35% độc giả trả lời họ không quan tâm tới việc “chạy” trường, “chạy” lớp cho con vào lớp 1 và chuyển cấp, trong khi đó có tới 62% độc giả đã thừa nhận gia đình họ đã tham gia vào việc “chạy” trường, lớp cho con.
62% ý kiến thừa nhận đã "chạy" trường, lớp cho con cũng là một con số đáng giật mình với không ít người quan tâm tới các vấn đề giáo dục trong nước
|
Mặc dù phải tới tháng 7 hàng năm mới là thời điểm chính thức để các trường đầu cấp nhận hồ sơ tuyển sinh, tuy nhiên từ trước đó một cuộc đua ngầm chạy vào lớp 1 cũng như chuyển đầu cấp đã diễn ra. Mức chi cho các suất học lên tới cả nghìn đô, và dù không khẳng định mức giá cụ thể, nhưng “như biết việc” hầu hết các phụ huynh đều phải nới hầu bao để trả cho công đoạn này.
Khi lý giải việc chạy trường, hiệu trưởng của một trường tiểu học ở Hà Nội cho rằng: “Vấn nạn chạy trường là nhu cầu tất yếu của xã hội. Gia đình nào cũng mong muốn con cái được học tập những ngôi trường tốt, giàu thành tích… Chính vì thế nó đã tạo một cơn “sốt” mỗi khi tuyển sinh vào lớp 1. Sai lầm của phụ huynh đó là chỉ quan tâm chọn trường mà quên mất yếu tố để giúp con mình học tốt đó chính là giáo viên”.
Lý giải vấn đề này, ở một góc độ khác thì có người cho rằng, “do mật độ phân bố dân cư không đều, thường tập trung ở những khu đô thị mới nên áp lực tuyển sinh đè nặng lên các trường công lập quanh khu vực”, vì thế phát sinh chuyện “chạy” trường.
Dù lý giải ở góc độ này hay góc độ khác, thì việc “chạy” trường, “chạy” lớp đã khiến một áp lực vô hình với nhiều bậc phụ huynh, và cũng chính việc này đã tạo nên một cuộc đua về “con số” giá cả.
Nhận xét từ góc sau câu chuyện này, độc giả Thế Huynh nói thẳng: “Đây là một thực tế diễn ra từ hơn chục năm nay, chỉ có điều giá ngày một tăng theo thời gian mà thôi. Đây đích thị là tham nhũng trong giáo dục, nó góp phần làm hỏng nhân cách con người ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hủy hoại nền giáo dục nước nhà, làm tăng các nguy cơ tệ nạn khác như đấu đá, tranh giành, hối lộ. Tôi nghĩ cơ quan điều tra cần vào cuộc, đưa ra ánh sáng các nhà sư phạm biến chất, mất chất để xử lý trước pháp luật làm gương, lấy lại sự trong sạch trong ngành được coi là cao quý: Trồng người”.
Cạnh tranh từ con số điểm, cạnh tranh đến cả chỗ ngồi để học e là đã tác động không nhỏ đối với học sinh đầu cấp, đặc biệt là các em học sinh sắp sửa bước vào lớp 1.
Có lẽ từ suy nghĩ rất đơn giản của độc giả Trần Chung - là một giáo viên, ít nhiều sẽ khiến ai đó còn đang nóng lòng muốn chạy cho con phải suy nghĩ: “Tôi cũng là một giáo viên, tôi thấy không phải ngành giáo dục tiêu cực mà do chính các phụ huynh tạo nên cơn "sốt" đó. Ngày trước, chúng tôi đi học làm gì có trường chọn như bây giờ mà vẫn học giỏi, vẫn thành đạt. Chẳng qua một số nhà giàu đua nhau, làm cho các gia đình khác phải theo mệt. Thiết nghĩ, trường điểm đâu phải các thầy cô 100% đều như mong muốn của phụ huynh. Mong các phụ huynh tỉnh táo hơn khi chọn trường cho con học”.
(Theo Dân Trí)
Các tin khác
YBĐT - Dự án VM 019 của Tỉnh hội Đông y Yên Bái phối hợp với Trung tâm Phát triển nông thôn bền vững về bảo tồn và phát triển cây thuốc bản địa được triển khai tại xã Cẩm Ân, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã bước vào năm thứ hai hứa hẹn nhiều triển vọng.
YBĐT - Huyện Văn Yên (Yên Bái) vừa tổ chức lễ tuyên dương 127 học sinh có thành tích xuất sắc năm học 2010-2011.
YBĐT - Huyện Yên Bình hiện có 9.290 hội viên người cao tuổi (NCT). Tuy tuổi cao nhưng các cụ vẫn tham gia hoạt động cấp ủy, mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, bí thư chi bộ, tổ trưởng tổ Đảng, trưởng thôn, cụm trưởng cụm dân cư....
YBĐT - Theo giới thiệu của Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) thành phố Yên Bái, chúng tôi tới xã Giới Phiên, một xã điển hình trong công tác quân sự - quốc phòng (QS - QP) địa phương của thành phố.