Yên Bái đổi mới hình thức tuyên truyền pháp luật

  • Cập nhật: Thứ tư, 22/2/2012 | 3:18:03 PM

YBĐT - Sau hai năm thực hiện Đề án “Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2010 - 2015”, Yên Bái đã đạt những kết quả tích cực, nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân được nâng cao. Phóng viên YBĐT đã có cuộc trao đổi với đồng chí Trần Quang Vinh- Giám đốc Sở Tư pháp.

Đồng chí Trần Quang Vinh Giám đốc Sở tư pháp trao giải nhất tập thể cuộc thi tìm hiểu Luật phòng chống bạo lực gia đình cho huyện Trạm Tấu.
Đồng chí Trần Quang Vinh Giám đốc Sở tư pháp trao giải nhất tập thể cuộc thi tìm hiểu Luật phòng chống bạo lực gia đình cho huyện Trạm Tấu.

PV: Là cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp công tác TTPBGDPL của tỉnh, xin đồng chí đánh giá khái quát kết quả sau hai năm thực hiện Đề án “Tăng cường công tác TTPBGDPL, giai đoạn 2010 - 2015”?

Đồng chí Trần Quang Vinh: Ngày 3/3/2010, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 06/2010/QĐ-UBND về việc ban hành Đề án “Tăng cường công tác TTPBGDPL trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2010 - 2015” (Đề án 06). Sau 2 năm thực hiện có thể khẳng định, Đề án 06 có hiệu quả tích cực trong công tác TTPBGDPL, thể hiện qua các mục tiêu, nội dung của Đề án mà chúng ta đã đạt được. Đó là: các sở, ngành, đoàn thể, địa phương đã có sự quan tâm hơn đến công tác TTPBGDPL, có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ TTPBGDPL với nhiệm vụ công tác chuyên môn.

Công tác TTPBGDPL được triển khai sâu rộng, đến tận cơ sở tại các khu dân cư, tổ dân phố, thôn, bản với việc thành lập và hoạt động tích cực của thành viên các ban TTPBGDPL xã, phường, thị trấn và đội ngũ hòa giải viên. Đặc biệt, là triển khai “Tháng cao điểm TTPBGDPL” đã tạo sự ra quân đồng bộ, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, góp phần nâng cao hiệu quả công tác này.

Đến nay, hệ thống tổ chức và đội ngũ cán bộ làm công tác TTPBGDPL được tiếp tục củng cố, kiện toàn từ tỉnh đến cơ sở. Toàn tỉnh có 12.656 người làm công tác TTPBGDPL, trong đó có 262 cán bộ tư pháp các cấp, 370 báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, huyện, 1.625 tuyên truyền viên cấp xã, 10.397 hòa giải viên ở cơ sở, 44 cán bộ pháp chế sở, ngành, 66 cán bộ làm công tác TTPBGDPL cấp tỉnh. 2 năm qua, gần 2.000 tổ trưởng tổ hòa giải, 390 lượt báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, huyện được tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ.

Các hình thức TTPBGDPL được đổi mới, trong đó đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng thông qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, các cuộc thi viết... Đề án 06 thực sự tác động mạnh đến nhận thức pháp luật của các tầng lớp cán bộ và nhân dân trong tỉnh, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân được nâng lên, góp phần ổn định trật tự xã hội và phát triển kinh tế địa phương.

- Là tỉnh miền núi nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, khả năng được tiến cận pháp luật của một bộ phận đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa còn hạn chế. Ngành tư pháp có giải pháp gì để nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật?

+ Nhằm nâng cao hiệu quả công tác TTPBGDPL cho đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa cần thực hiện đồng bộ các giải pháp cả về nhân lực và nguồn lực, trong đó tập trung vào các giải pháp sau:

Thứ nhất, phải nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở trong công tác TTPBGDPL, để từ đó công tác này được thực hiện thường xuyên, liên tục và phát huy hiệu quả lâu dài, nhằm tác động đến nhận thức và ý thức của người dân.

Thứ hai, Hội đồng phối hợp công tác TTPBGDPL các cấp cần làm tốt vai trò tham mưu trong công tác TTPBGDPL, đẩy mạnh công tác TTPBGDPL trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng cao, vùng sâu để từ đó hình thành thói quen thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý trong việc bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình, của người khác và của toàn xã hội.

Thứ ba, phải thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, đi sâu vào từng địa bàn, phù hợp với từng đối tượng nhất là đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số với các nội dung phù hợp và được dịch thành tiếng địa phương; đẩy mạnh tuyên truyền trực tiếp thông qua các hoạt động như: triển lãm, chiếu video, diễn tiểu phẩm... Qua đó, nhằm tác động trực tiếp đến nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật, cung cấp kiến thức pháp luật, kỹ năng sống, nâng cao hiểu biết pháp luật cho nhân dân. Song song với TTPBGDPL cần tuyên truyền để đồng bào dân tộc thiểu số từ bỏ các tập tục, thói quen lạc hậu, thực hiện nếp sống văn hóa.

- Xin đồng chí cho biết những định hướng lớn nhằm đổi mới công tác TTPBGDPL trong năm 2012?

+ Nhằm phát huy hiệu quả công tác TTPBGDPL nói chung và hiệu quả của Đề án 06 nói riêng, trong thời gian tới, chúng ta phải tích cực phát huy vai trò hơn nữa của hội đồng phối hợp công tác PBGDPL các cấp, trước hết là Hội đồng phối hợp tỉnh.

Đảm bảo sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cấp, các ngành trong TTPBGDPL cho cán bộ và các tầng lớp nhân dân, cụ thể là 6 nhóm đối tượng mà Đề án 06 hướng đến đó là cán bộ, công chức, viên chức, đồng bào dân tộc thiểu số, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang, thanh thiếu niên, doanh nghiệp, hợp tác xã, người lao động trong các đơn vị kinh doanh.

Cùng với đó là tiếp tục đổi mới cả về nội dung và hình thức tuyên truyền, phổ biến kịp thời chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các chính sách, pháp luật liên quan đến đời sống của cán bộ, nhân dân; tăng cường đổi mới, cải tiến các hình thức TTPBGDPL, phát huy các hình thức tuyên truyền có hiệu quả ở địa phương như hội nghị, tọa đàm chuyên đề pháp luật, giới thiệu văn bản pháp luật mới, giải đáp pháp luật, xây dựng các chuyên trang, chuyên mục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, xây dựng các tiểu phẩm văn hóa, văn nghệ có nội dung pháp luật, tuyên truyền miệng thông qua hoạt động của báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên, trợ giúp viên pháp lý.

Coi trọng việc củng cố, khai thác có hiệu quả tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn, các cơ quan, doanh nghiệp, lực lượng vũ trang, nhà trường, biên soạn và phát hành rộng rãi các tài liệu tuyên truyền như Tập san pháp luật, đĩa VCD, DVD, băng cassets song ngữ, các loại tờ rơi dưới dạng tranh ảnh, tiếng dân tộc, khai thác có hiệu quả các văn bản luật được lưu trữ trên mạng thông tin diện rộng của Chính phủ…

Bên cạnh đó là việc kết hợp chặt chẽ việc TTPBGDPL với các cuộc vận động lớn, phong trào toàn dân phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội, các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tố tụng ở địa phương.

- Xin cảm ơn đồng chí!

Quỳnh Nga

Các tin khác

Theo thông tư về việc xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân (NGND), Nhà giáo ưu tú (NGƯT) mà Bộ GD-ĐT vừa ban hành, nhà giáo của các trường công lập đã nghỉ hưu vẫn tiếp tục tham gia công tác giảng dạy, quản lý tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập cũng thuộc đối tượng xét tặng danh hiệu.

Sáng 22/2, tại Hà Nội, Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm tổ chức họp chuẩn bị nội dung, kế hoạch tổ chức hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm năm 2011 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2012. Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban chủ trì.

Hướng dẫn học sinh trồng cây khoai tây trên ruộng.
(Ảnh: Nguyễn Xuân Tình)

YBĐT - Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, đến nay công tác khuyến học, khuyến tài ở Văn Chấn (Yên Bái) đã giành được nhiều kết quả đáng ghi nhận, góp phần tích cực vào việc huy động học sinh trong độ tuổi ra lớp, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh các dân tộc vùng cao Văn Chấn.

Hội Nông dân thành phố luôn chú trọng vận động hội viên sửa chữa và xây dựng mới hệ thống kênh mương.

YBĐT - Sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 59 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hội nông dân trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”, công tác hội và phong trào nông dân thành phố Yên Bái những năm qua đã có nhiều khởi sắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục