Giúp trẻ có mùa hè bổ ích

  • Cập nhật: Thứ sáu, 11/5/2012 | 2:49:09 PM

YBĐT - Cuối tháng 5, đầu tháng 6 là học sinh bước vào kỳ nghỉ hè. Đây là khoảng thời gian để các em nghỉ ngơi sau một năm học vất vả và tránh nắng hè nóng nực. Mỗi gia đình có thể tổ chức cho các em đi chơi, đi nghỉ hoặc học thêm những môn học cần thiết. Song chơi gì, học gì vào dịp hè để các em phát triển toàn diện mới là điều để các bậc cha mẹ lưu tâm.

Đuối nước là một nguy cơ đối với trẻ em vùng cao mỗi khi hè về.
Đuối nước là một nguy cơ đối với trẻ em vùng cao mỗi khi hè về.

Đang ở tuổi độ phát triển cả về trí tuệ lẫn thể lực nên việc kết hợp giữa chơi, học và tham gia những hoạt động của tổ chức Đoàn, Đội và giúp việc gia đình cho bố mẹ là rất cần thiết. Tuy nhiên, việc lựa chọn các điểm vui chơi lành mạnh và bổ ích thật không phải là điều dễ. Nếu cứ để cho các em vui chơi tự do, thích làm gì thì làm, thậm chí là "ngồi đồng" trước máy tính chơi game thì thật nguy hiểm.

Có khá nhiều gia đình do bố mẹ mải làm ăn, buôn bán, nên dịp nghỉ hè, họ đã phó mặc cho trẻ tự quản lý hoặc gửi về quê cho ông bà trông nom. Tình trạng ấy đã dẫn tới không ít học sinh cấp I, cấp II luôn trốn nhà ra các quán Internet chơi game, chat. Thậm chí có em còn liều mình ham vui bằng những chuyến “dã ngoại” tới vài ba ngày mà gia đình không hay. Cách quản lý, giáo dục như vậy vô hình trung đã làm hỏng con.

Chị Trần Thị Nhung, phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái có cậu con trai mới học lớp 4 nhưng mấy năm nay, hè nào chị cũng phải lo lắng vì chuyện quản lý con. Là lứa tuổi hiếu động, những ngày hè, từ sáng đến tối con chị theo chúng bạn đá bóng, chơi đủ mọi trò chơi mà chúng có thể nghĩ ra.

Mặc dù chị đã lên kế hoạch cho con về quê, song chỉ được dăm bữa nửa tháng là con chị lại nằng nặc đòi về bởi ở quê không có những trò chơi hấp dẫn. Cho con đi học thêm, bắt nó nhồi nhét quá nhiều chữ vào đầu cũng tội bởi trong năm học chúng đã quá căng thẳng với việc học chính, học thêm, nay nghỉ hè lại giam chúng vào các lớp học thêm nữa thì chúng còn thời gian đâu để phát triển, hình thành nhân cách. Song để chúng tự do vui chơi trong khi bên cạnh có quá nhiều trò chơi bạo lực, cám dỗ từ các quán điện tử thì quả là một vấn đề nan giải.

Còn với chị Vũ Thị Lan, phường Minh Tân, thành phố Yên Bái cùng vậy. Cậu con trai đã lên bậc THCS, lịch học chính quy cũng như lịch học thêm khiến cu cậu không còn thời gian để nghĩ đến việc đi chơi, khác với cậu anh trai của mình, cậu em có vẻ ngoan ngoãn hiền lành và biết nghe lời hơn. Vì vậy, chuẩn bị nghỉ hè, chị Lan đã lên kế hoạch cho con về quê ở với bà ngoại để tránh xa đám bạn thành phố hiếu động, chỉ khi nào gần vào năm học mới cho con đi học thêm và trở về nhà.

Đó là ở khu vực thành thị còn tại vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa thì hè đến là càng nan giải. Không như ở đô thị, điểm vui chơi của trẻ em nông thôn là những bãi đất trồng hay ven các sông, suối, và thế là giữa mùa hè nóng nực không có ai quản lý, nô đùa xong chúng nhảy xuống nước bơi lội cho thỏa thích, không được trang bị kỹ năng về phòng tránh đuối nước nên hầu hết năm nào cứ hè vè là hết địa phương này đến địa phương kia cũng có một vài trường hợp trẻ bị đuối nước.

 

Nghỉ hè, trẻ em vùng cao thường phải theo cha mẹ lên nương rẫy.

Trong chuyến công tác tại xã Bình Thuận, huyện Văn Chấn mới thấy vấn đề quản lý trẻ trong dịp hè ở địa phương này quả không đơn giản chút nào. Có thể nói công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em ở ở Bình Thuận trong những năm qua được triển khai khá tốt, không có trẻ bị tai nạn thương tích, bạo lực gia đình, xâm hại tình dục, đuối nước.

Song một điều mà cấp ủy, chính quyền xã băn khoăn, đó là chưa đáp ứng đủ các điểm vui chơi cho trẻ mỗi khi hè về. Những điểm vui chơi chỉ tập trung ở khu vực trung tâm xã còn những thôn xa hầu như chưa có. Năm nào cũng vậy, khi các nhà trường có kế hoạch nghỉ hè, chính quyền xã đều giao nhiệm vụ cho Đoàn thanh niên tổ chức tiếp nhận học sinh, đồng thời lên kế hoạch sinh hoạt đều đặn hàng tuần cho thanh thiếu niên, song trung tâm xã còn có các điểm nhà văn hóa để sinh hoạt, còn những thôn xa phải nhờ nhà dân, vừa bất tiện, các em lại không được vui chơi thoải mái. Hơn nữa, xã cũng có một hệ thống sông, suối tương đối lớn, nhiều thôn xa trung tâm không có điểm vui chơi, nếu không quản lý tốt, bất cứ lúc nào trẻ cũng có thể bị đuối nước. 

Điều quan trọng trong quản lý con em dịp hè là cần tìm ra một phương pháp quản lý trẻ phù hợp, các địa phương phải có kế hoạch cụ thể, Đoàn thanh niên tổ chức những hoạt động văn hóa, văn nghệ lành mạnh để các em có những ngày hè bổ ích, góp phần giúp các em nhận biết được những giá trị cuộc sống để hình thành nhân cách.

Thanh Tân

Các tin khác
Cán bộ lưu trữ sắp xếp tài liệu tại kho lưu trữ lịch sử tỉnh.

YBĐT - Việc tập hợp các tài liệu, văn bản theo một trình tự có sự liên quan chặt chẽ và phản ánh đúng diễn biến quá trình giải quyết công việc hay các mối quan hệ về một hiện tượng, một sự việc, một hoạt động quản lý nhất định được gọi là lập hồ sơ.

Một cuộc họp phân công nhiệm vụ của Đảng bộ xã Tân Thịnh.
(Ảnh: Văn Tuấn)

YBĐT - Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội trong giai đoạn hiện nay là một trong những lĩnh vực trọng tâm được Thành ủy Yên Bái đặc biệt quan tâm. >> Kỳ 1: Cần toàn diện và đồng bộ

Từ ngày 19/5 tới sẽ áp dụng tuyến phố đi bộ quanh Lăng Bác.

Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cho biết, từ ngày 19/5 tới sẽ thực hiện tuyến phố đi bộ quanh Lăng Bác gồm phố Chùa Một Cột, Ông Ích Khiêm và đoạn đường Nam Hùng Vương, thực hiện tất cả các ngày trong tuần.

Cây đa hàng trăm năm tuổi bị bật gốc.

YBĐT - Vào lúc 17h45 ngày 9/5, tại Km 16 quốc lộ 70 thuộc địa phận hai thôn Đào Kiều và Liên Hiệp, xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình (Yên Bái) một cây đa lớn hàng trăm năm tuổi bất ngờ bị bật gốc, gẫy đổ, làm ngôi nhà của bà Nguyễn Thị Hương (thôn Đào Kiều) hư hỏng nặng và 4 hộ gia đình khác bị ảnh hưởng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục