Bạo lực gia đình - nỗi đau con trẻ

  • Cập nhật: Thứ sáu, 11/5/2012 | 2:53:40 PM

YBĐT - Bạo lực gia đình không chỉ gây hậu quả tiêu cực cho xã hội hiện tại mà còn cho cả tương lai của những đứa trẻ đã bị tổn thương về cả thể chất và tinh thần.

Cán bộ Hội Phụ nữ xã Minh Quang (huyện Văn Yên) tư vấn cho các bà mẹ cách giáo dục, nuôi dạy con.
Cán bộ Hội Phụ nữ xã Minh Quang (huyện Văn Yên) tư vấn cho các bà mẹ cách giáo dục, nuôi dạy con.

Ca dao xưa có câu “Thương cho roi cho vọt - Ghét cho ngọt cho bùi”. Ngày nay có rất nhiều các cặp vợ chồng vẫn áp dụng theo nghĩa đen của câu nói này để giáo dục, nuôi dạy con cái và hậu quả là khi lớn lên có không ít những đứa trẻ đã không thể sống một cách vô tư, hồn nhiên như bao người khác bởi dư chấn nặng nề cả về thể chất lẫn tinh thần đã làm ảnh hưởng sâu sắc đến việc hình thành nhân cách và quá trình sinh sống, học tập của các em.

Nhớ lại những năm tháng tuổi thơ gắn liền với những trận đòn vũ phu, tàn ác mà năm xưa người cha đã dành “tặng” mỗi khi say xỉn hay nóng giận, đến giờ đối với anh Nguyễn Thành Vân (phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái) đó vẫn là nỗi ám ảnh. Anh tâm sự: “Cảm giác buồn tủi, tự ti, chán chường, luôn muốn nổi khùng… là những gì mà tôi phải trải qua trong suốt một thời gian dài. Đã gần 30 năm trôi qua và người cha của tôi nay cũng đã mất, nhưng những gì xảy ra trong quá khứ vẫn luôn là vết thương lòng trong tôi. Có nhiều đêm đang ngủ, tôi vẫn giật mình tỉnh giấc và toát mồ hôi vì mơ thấy những trận đòn của ông”.

Những điều anh Vân chia sẻ, bộc bạch cũng là tâm trạng chung của rất nhiều đứa trẻ đã và đang lớn lên trong những gia đình có bạo lực. Theo các nhà tâm lý học nghiên cứu về bạo lực gia đình thì “Nỗi thống khổ và sự sợ hãi bản năng sẽ còn đeo đẳng và lớn lên gấp nhiều lần đối với một con người nếu người đó luôn phải sống trong một gia đình ít tình thương và nhiều bạo lực” (Bài viết đăng trên Tạp chí Tâm lý học số 36/2000).

Thực tế cho thấy, phần lớn những đứa trẻ được sống trong môi trường gia đình êm ấm, hoà thuận, lành mạnh mà trong đó cha mẹ luôn có phương pháp giáo dục tế nhị, hiểu và thông cảm thì lớn lên sẽ trở thành những con người can đảm, mạnh mẽ. Ngược lại, những đứa trẻ hay bị người lớn đánh mắng, hành hạ tàn bạo dã man thì dễ trở nên trì độn, học hành sa sút, hay lo sợ, thiếu tự tin, dễ bị trầm cảm, mắc bệnh tâm thần và bỏ nhà ra đi. Hiện tại, vẫn có không ít các ông bố, bà mẹ do nhận thức hạn chế không hiểu được rằng việc dùng bạo lực với con cái là hoàn toàn đồng nghĩa với việc dạy và tập cho chúng quen dần với hành vi dùng bạo lực với người khác.

Qua nghiên cứu, các nhà tâm lý học cũng đã chỉ ra rằng: “Những đứa trẻ được nuôi dưỡng trong không khí của bạo lực gia đình thì thường dùng bạo lực trong việc xử lý các mối quan hệ xã hội, bạn bè, thậm chí cả anh em, họ hàng. Bạo lực gia đình đã biến nhiều đứa trẻ hiền lành trở nên hung dữ và trong nhiều trường hợp cũng dùng cả những hình thức tàn bạo, dã man để đối xử với người khác”.

Cũng vì không cảm nhận được tình yêu thương, an ủi từ phía gia đình, nên có những đứa trẻ sinh ra trong gia đình có bạo lực đã không chỉ ghê sợ cuộc sống gia đình mà còn khinh ghét và coi thường nó. Cuộc sống không có sự nâng đỡ và niềm an ủi từ phía người thân dẫn đến việc nhiều đứa trẻ có thói quen quay lưng lại với gia đình và dễ xa ngã vào các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, trộm cắp, mại dâm, ma tuý.

Theo thống kê, cả nước hiện có khoảng 184 nghìn người nghiện ma tuý, trong đó thanh thiếu niên chiếm 70%, vị thành niên là 8-10%; trong số 200.000 gái mại dâm thì trẻ em tuổi vị thành niên chiếm tới 12% (trong đó Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh  là 34%); tỷ lệ trẻ vị thành niên giết người là gần 10%...

Có thể khẳng định, bạo lực gia đình không chỉ gây hậu quả tiêu cực cho xã hội hiện tại mà còn cho cả tương lai của những đứa trẻ đã bị tổn thương về cả thể chất và tinh thần. Bởi vậy việc tuyên truyền các luật: Phòng chống Bạo lực gia đình, Bình đẳng giới, Hôn nhân và Gia đình… là điều cần thiết và hết sức có ý nghĩa đối với mọi nhà, nhất  là trong các gia đình trẻ hiện nay.

 H.O

Các tin khác
Đuối nước là một nguy cơ đối với trẻ em vùng cao mỗi khi hè về.

YBĐT - Cuối tháng 5, đầu tháng 6 là học sinh bước vào kỳ nghỉ hè. Đây là khoảng thời gian để các em nghỉ ngơi sau một năm học vất vả và tránh nắng hè nóng nực. Mỗi gia đình có thể tổ chức cho các em đi chơi, đi nghỉ hoặc học thêm những môn học cần thiết. Song chơi gì, học gì vào dịp hè để các em phát triển toàn diện mới là điều để các bậc cha mẹ lưu tâm.

Cán bộ lưu trữ sắp xếp tài liệu tại kho lưu trữ lịch sử tỉnh.

YBĐT - Việc tập hợp các tài liệu, văn bản theo một trình tự có sự liên quan chặt chẽ và phản ánh đúng diễn biến quá trình giải quyết công việc hay các mối quan hệ về một hiện tượng, một sự việc, một hoạt động quản lý nhất định được gọi là lập hồ sơ.

Một cuộc họp phân công nhiệm vụ của Đảng bộ xã Tân Thịnh.
(Ảnh: Văn Tuấn)

YBĐT - Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội trong giai đoạn hiện nay là một trong những lĩnh vực trọng tâm được Thành ủy Yên Bái đặc biệt quan tâm. >> Kỳ 1: Cần toàn diện và đồng bộ

Từ ngày 19/5 tới sẽ áp dụng tuyến phố đi bộ quanh Lăng Bác.

Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cho biết, từ ngày 19/5 tới sẽ thực hiện tuyến phố đi bộ quanh Lăng Bác gồm phố Chùa Một Cột, Ông Ích Khiêm và đoạn đường Nam Hùng Vương, thực hiện tất cả các ngày trong tuần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục