Nghĩa An khuyến học, khuyến tài

  • Cập nhật: Thứ ba, 22/5/2012 | 3:13:29 PM

YBĐT - Là một trong những xã nghèo, xã Nghĩa An (thị xã Nghĩa Lộ) có trên 95% đồng bào dân tộc Thái sinh sống. Đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, độc canh cây lúa, thương mại - dịch vụ và các ngành nghề khác chậm phát triển.

Giáo viên Trường Tiểu học Bế Văn Đàn, xã Nghĩa An hướng dẫn học sinh trong giờ học làm văn.
(Ảnh: Nguyễn Đức Phương)
Giáo viên Trường Tiểu học Bế Văn Đàn, xã Nghĩa An hướng dẫn học sinh trong giờ học làm văn. (Ảnh: Nguyễn Đức Phương)

Song có một điều đáng ghi nhận là trong những năm qua, công tác khuyến học, khuyến tài của xã luôn được cấp ủy, chính quyền đặc biệt quan tâm, góp phần thúc đẩy phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo của địa phương.

Được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 1 năm 2004, đến nay, Hội Khuyến học xã Nghĩa An có 12 chi hội khuyến học tại 8/8 thôn bản, 3/3 chi hội khuyến học trường học và 1 chi hội khuyến học chi bộ xã với 847 hội viên. Để thúc đẩy phong trào khuyến học, Hội đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác khuyến học tại cơ sở; phối hợp với các lực lượng đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài trong và ngoài nhà trường, góp phần thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục.

Cùng đó, Hội đã thành lập 8 tổ phụ trách chống bỏ học tại các thôn, bản do các đồng chí lãnh đạo chủ chốt làm cụm trưởng. Các tổ có trách nhiệm phối hợp với các nhà trường, các chi, ban, dòng họ khuyến học động viên, đôn đốc học sinh ra lớp, thực hiện phổ cập trung học cơ sở, góp phần xây dựng trường tiểu học của xã đạt trường chuẩn quốc gia mức độ I.

Phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong công tác khuyến học, đặc biệt là tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ lý luận, chuyên môn, nghiệp vụ, những năm qua, nhiều cán bộ lãnh đạo chủ chốt xã đã tham gia các lớp đại học, trung cấp chuyên môn, trung cấp chính trị; trên 91% số cán bộ từ thôn, bản đến xã được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, giáo dục quốc phòng.

Bên cạnh đó, Hội đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể xã mở các lớp bổ túc trung học cơ sở, trung học phổ thông tại xã; tổ chức các lớp học nghề, thêu, đan lát, dệt thổ cẩm cho những lao động nông nhàn và hội viên phụ nữ nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho các gia đình; tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật như: sản xuất lúa lai, trồng rừng, sử dụng phân viên nén dúi sâu, chăn nuôi gia súc, gia cầm cho gần 1.000 lượt người.

Thúc đẩy phong trào khuyến học phát triển mạnh mẽ trong các gia đình, dòng họ và toàn xã, căn cứ tình hình thực tế của địa phương, tổ chức hội đã vận động cán bộ, công chức xã hàng tháng đóng góp 5% số lương cơ bản để xây dựng quỹ khuyến học và căn cứ điều kiện kinh tế của từng gia đình có thể đóng góp bằng thóc hoặc tiền mặt.

Từ nguồn quỹ này, hàng năm trích mua sách vở, quần áo, đồ dùng học tập để động viên, hỗ trợ kịp thời những học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, giúp các em có điều kiện được đến trường, đến lớp và yên tâm học tập. Ngoài ra, quỹ khuyến học còn dành cho việc khen thưởng đột xuất những giáo viên, học sinh có thành tích cao trong công tác giảng dạy, học tập và đoạt giải trong các hội thi, học sinh thi đỗ các trường chuyên nghiệp.

Trong những năm qua, Quỹ Khuyến học xã đã trích hàng chục triệu đồng khen thưởng gần 30 tập thể và trên 60 cá nhân có thành tích cao trong học tập; hỗ trợ gần 800 triệu đồng cho những học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, giúp các em vươn lên giành thành tích cao trong học tập.

Từ những hoạt động thiết thực đó, đến nay, toàn xã đã có 100% số gia đình đăng ký xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học. Hàng năm, qua bình xét, có trên 75% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình hiếu học và 7 dòng họ là: Hoàng, Hà, Lường, Chu, Điêu, Lò, Vì đạt danh hiệu “Dòng họ hiếu học”. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để Nghĩa An đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, nâng cao trình độ dân trí, thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa  phương.

Lê Thanh

Các tin khác
Nhân dân xã La Pán Tẩn nhận gạo cứu đói.

YBĐT - Thực hiện Quyết định 442/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trong đợt này toàn huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) được hỗ trợ 84.210 kg gạo cho 1.767 hộ dân với 5.614 nhân khẩu, mỗi khẩu 15 kg gạo.

Trưng bày đồ dùng đồ chơi tự tạo cấp học mầm non tỉnh Yên Bái tại Hội thi Giáo viên dạy giỏi, nấu ăn giỏi và triển lãm đồ dùng, đồ chơi tự tạo năm học 2011 - 2012. (Ảnh: Phí Đức Long)

YBĐT - Nghị định 54/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo ra đời thực sự làm nức lòng những thầy cô đã và đang cống hiến cho sự nghiệp trồng người của đất nước. Cuộc trao đổi của YBĐT với ông Phạm Quốc Tuấn - Phó giám đốc BHXH Yên Bái xoay quanh việc triển khai Nghị định này.

Nhà thiếu nhi tỉnh tích cực chuẩn bị cơ sở vật chất đảm bảo cho trẻ đón một mùa hè vui tươi, an toàn và lành mạnh.

YBĐT - Để các em có một mùa hè vui tươi, an toàn, bổ ích và lành mạnh, Nhà Thiếu nhi (NTN) tỉnh đã xây dựng kế hoạch tổ chức nhiều hoạt động đa dạng, phong phú nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi, học tập và phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, tạo cho các em có điều kiện tốt nhất để phát triển cả thể chất lẫn tinh thần.

Người dân xã Tân Hương (Yên Bình) tham gia ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc. Ảnh minh họa

YBĐT - Năm 2012, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Yên Bái tiếp tục duy trì hoạt động 19 mô hình điểm của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục