Lời giải cho bài toán nước sạch nông thôn ở Yên Bái
- Cập nhật: Thứ tư, 27/6/2012 | 2:48:11 PM
YBĐT - "70% người dân được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia" là chỉ tiêu đầu tiên của tiêu chí thứ 17 (thuộc nhóm IV về các lĩnh vực văn hóa - xã hội - môi trường) trong 19 tiêu chí của chương trình xây dựng nông thôn mới đang được triển khai tại Yên Bái.
Nhiều người dân ở vùng sâu, vùng xa Yên Bái đã có nước sạch để sử dụng.
|
Tuy nhiên, thực tế ở Yên Bái, chưa hình thành rõ thị truờng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (VSMTNT). Nhiều vùng bị ô nhiễm nguồn nước do chất thải chăn nuôi, làng nghề, hóa chất sử dụng trong nông nghiệp… đã ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, sức khỏe của người dân. Phóng viên (PV) Báo Yên Bái có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Khánh - Giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường về những vấn đề liên quan.
PV: Xin ông cho biết những thông tin cơ bản về việc sử dụng nước sạch ở khu vực nông thôn Yên Bái?
Ông Nguyễn Văn Khánh: Phương pháp, công nghệ xử lý rác thải, nước thải tập trung ở nông thôn, đặc biệt là vùng cao, vùng sâu, vùng xa của tỉnh hiện đang gặp những khó khăn nhất định, chưa có giải pháp hữu hiệu. Việc cấp nước sạch và vệ sinh không đồng đều ở các vùng.
Một số công trình cấp nước sạch và VSMTNT trong các truờng học, trạm y tế và các cơ sở công cộng khác ở nông thôn còn hạn chế. Nhiều trường học thiếu các công trình cấp nước và vệ sinh hoặc có nhưng không đáp ứng được nhu cầu; một số cơ sở công cộng đang được xây dựng mới nhưng không có hạng mục công trình cấp nước và vệ sinh do nguồn kinh phí hạn hẹp.
Nói chung, vấn đề nước sạch ở khu vực nông thôn Yên Bái đang là bài toán khó giải cho các cơ quan chức năng. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do thiếu kinh phí và một phần do điều kiện thực tế tại cơ sở, trình độ dân trí không đồng đều, nhu cầu sử dụng nước sạch có nhưng không cao...
PV: Để giải quyết khó khăn này, chúng ta cần phải làm gì, thưa ông?
Ông Nguyễn Văn Khánh: Trước hết cần làm tốt việc đẩy mạnh xã hội hóa, phát triển thị trường nước sạch và các phong trào VSMTNT, huy động sự tham gia rộng rãi của toàn xã hội, các thành phần kinh tế. Bên cạnh đó, công tác thông tin, giáo dục, truyền thông phải được tăng cường và tiến hành thường xuyên, liên tục bằng nhiều hình thức như: truyền thông trực tiếp, truyền thông đại chúng, tiếp thị xã hội nhằm nâng cao nhận thức của người dân và các cấp chính quyền, khuyến khích người dân đầu tư, tham gia bảo vệ và sử dụng nước sạch và nhà vệ sinh.
Điều quan trọng nhất là cần đổi mới công tác quy hoạch, kế hoạch, xây dựng, rà soát, đánh giá, bổ sung, cập nhật quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết về cấp nước, VSMTNT, làm cơ sở xây dựng kế hoạch phát triển hàng năm và xa hơn. Việc xây dựng kế hoạch của chương trình nước sạch và VSMTNT phải căn cứ vào nhu cầu của người dân và được tiến hành theo lịch trình hàng năm, phải xuất phát từ cơ sở để đảm bảo tính khả thi cao...
Chú trọng phát triển khoa học - công nghệ, nghiên cứu và phát triển theo hướng đa dạng hóa các loại hình công nghệ khai thác, sử dụng nguồn nước hợp lý và nâng cao chất lượng nước phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng vùng, đảm bảo nguyên tắc bền vững; ưu tiên tìm kiếm và tận dụng các nguồn nước ổn định ở các vùng đặc biệt khó khăn (vùng thường xuyên hạn hán, lũ lụt, vùng núi cao…); cấp nước tập trung cho những vùng dân cư đông; tranh thủ tập trung các nguồn lực tài chính theo hướng xã hội hóa để nâng cấp, mở rộng các công trình cấp nước hiện có...
PV: Đó mới là điều kiện “cần", còn điều kiện “đủ" là gì, thưa ông?
Ông Nguyễn Văn Khánh: Muốn làm được nhất thiết phải đa dạng hóa nguồn kinh phí, trong đó xã hội hóa nguồn lực tài chính là trọng tâm thông qua vận động và tổ chức, tạo cơ sở pháp lý khuyến khích sự tham gia của nhân dân, các thành phần kinh tế và toàn xã hội đầu tư vào nước sạch & VSMTNT; đẩy mạnh hợp tác để thu hút thêm nguồn vốn đầu tư.
Đồng thời, mở rộng thị trường nước sạch và VSMTNT thông qua vốn vay ưu đãi của nhà nước, giảm dần vốn ngân sách cho vùng thấp, thành thị để tập trung ưu tiên cho vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, các vùng thường xuyên bị thiên tai.
Bên cạnh đó, cần tăng cường vai trò của chính quyền cơ sở, bởi các điều kiện về nguồn lực, kỹ thuật về cấp nước và VSMTNT, công tác vận hành, bảo dưỡng các công trình nước sạch và vệ sinh diễn ra thường xuyên và lâu dài trong phạm vi quản lý Nhà nước.
Các hoạt động cấp nước và VSMTNT chỉ có thể thành công và bền vững khi có sự liên kết chặt chẽ với chính quyền cơ sở và sự phối hợp của các cơ quan chức năng liên quan.
PV: Xin cảm ơn ông!
Thiên Cầm
Các tin khác
YBĐT - Dự kiến công trình sẽ hoàn thành và bàn giao cho bà Lê Thị Loan vào ngày 19 tháng 8 nhân dịp ngày thành lập lực lượng Công an nhân dân.
Hiện nay, trên vùng biển phía Đông đảo Lu-Dông (Philippin) một cơn bão đang hoạt động và có tên quốc tế là Doksuri. Bão di chuyển theo hướng giữa Tây Tây Bắc và Tây Bắc và tiếp tục mạnh lên…
Đó là: Luật Lưu trữ; Luật Đo lường; Luật Khiếu nại; Luật Tố cáo và Pháp lệnh Hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật.
YBĐT - Một điểm rất hay của CLB Gia đình hạnh phúc phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái là các chi hội trưởng chi hội phụ nữ khu phố đều là thành viên của CLB. Đây là nơi chia sẻ bí quyết giữ gìn hòa khí, để cửa nhà luôn yên ấm từ các chị, các mẹ…