Thi hành án tồn đọng - cần giải pháp khả thi

  • Cập nhật: Thứ năm, 5/7/2012 | 2:51:44 PM

YBĐT - Do nhiều nguyên nhân mà nhiều vụ việc không thể thi hành án (THA) ở huyện vùng cao Trạm Tấu. Tiếp tục THA, xét miễn, giảm hay đình chỉ THA?... Đây đang là vấn đề đặt ra đối với cơ quan THA dân sự huyện nói riêng và ngành THA nói chung.

Năm 2011, Chi cục THA dân sự huyện Trạm Tấu tiếp nhận tổng số 118 việc phải thi hành, tăng 34 việc so với năm trước, trong đó thụ lý mới 77 việc. Số việc có điều kiện thi hành trên 69%, còn lại chưa có điều kiện thi hành. Tổng số tiền phải thu hồi là trên 387 triệu đồng. Tuy nhiên, số có điều kiện thu chỉ chiếm 34,7%. Đối với công tác giảm án tồn năm 2010 chuyển sang đều không đạt về việc (kế hoạch giao là 10%) và cả về tiền (kế hoạch giao là 5%).

Qua 6 tháng đầu năm 2012, số việc, số tiền chưa có điều kiện thi hành chiếm tỷ lệ tương đối lớn. Trong 74 việc phải thi hành thì số chưa có điều kiện thi hành là 29 việc, chiếm tới 39%. Tổng số tiền phải thu trên 303 triệu đồng thì số chưa có điều kiện thi hành trên 228 triệu đồng, chiếm 75%.

Ông Đặng Hồ Phong - Chi cục trưởng Chi cục THA dân sự huyện Trạm Tấu cho rằng, số việc, số tiền chưa có điều kiện thi hành chiếm tỷ lệ cao có nhiều nguyên nhân, số lượng vụ việc thụ lý đưa ra thi hành ngày một tăng, năm sau cao hơn năm trước. Hơn nữa, Trạm Tấu là địa bàn đặc thù do đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân còn rất nhiều khó khăn.

Hàng năm, đồng bào phải nhận gạo cứu trợ của Nhà nước, các đối tượng phải THA chủ yếu là dân tộc Mông, nhận thức và hiểu biết xã hội hạn chế, tài sản gia đình không có gì đáng giá. Trong khi đó, các bản án chủ yếu là án về ma túy như: trồng, tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy và vi phạm về khai thác bảo vệ rừng phòng hộ đều phải thi hành hình phạt bổ sung là phạt tiền.

Theo qui định tại điều 61, Luật THA dân sự năm 2008 thì các đối tượng không được xét miễn, giảm do chưa đủ thời gian xét miễn, giảm THA. Mặt khác, đương sự chưa nộp được ít nhất là 1/20 khoản phải thi hành cũng bởi nguyên nhân quá nghèo.

Một số vụ việc mà đơn vị THA thụ lý đến nay đã quá lâu, tồn đọng trên dưới 10 năm. Chẳng hạn như vụ việc cách đây gần chục năm, đương sự ở Pá Lau vi phạm do đốt nương làm cháy 14,5 ha rừng phòng hộ, giá trị tài sản trên 37 triệu đồng. Tòa án xử đương sự phải trồng lại diện tích rừng bị cháy đó.

Sau nhiều năm không thi hành được, đến nay diện tích rừng bị cháy đã tự tái sinh xanh tốt nhưng thực tế người phải THA chưa trồng trả được cây nào. Nếu tiếp tục thi hành bản án đã tuyên đó thì đương nhiên lại trở thành "ép" đương sự phá rừng.

Vấn đề này đơn vị THA đang gặp lúng túng trong việc giải quyết là tiếp tục thi hành hay đình chỉ thi hành. Và việc xét miễn, giảm cũng không thể thực hiện do đây không phải là tiền án phí hoặc tiền phạt mà theo bản án đây là tiền bồi thường cho Nhà nước. Điều này cũng khiến đơn vị THA không thể xác định ai là người được THA để đề nghị cơ quan đó là người đại diện cho Nhà nước làm đơn yêu cầu THA hoặc đình chỉ thi hành khoản bồi thường đó.

Sau khi thực hiện hướng dẫn của Pháp lệnh THA dân sự trước đây, qui định về những vụ việc đã thụ lý từ trước ra quyết định THA diện chủ động nhưng theo Pháp lệnh THA dân sự năm 2004 thuộc diện theo đơn yêu cầu THA. Do vậy, số án tồn đọng ngày càng kéo dài mà không có hướng xử lý dứt điểm bởi vướng mắc nêu trên.

Một số vụ việc có điều kiện THA song lại rất khó xác định được đâu là tài sản riêng, đâu là tài sản chung của người phải THA. Một phần cũng bởi phong tục tập quán của đồng bào Mông thường sống chung hai, ba thế hệ trong một gia đình.

Thực trạng về án tồn đọng trong THA không chỉ đối với Chi cục THA dân sự Trạm Tấu mà đang là vấn đề chung của ngành cần có giải pháp giải quyết đồng bộ. Trước hết, đó là khâu phân loại án phải chính xác. Bởi khâu này rất dễ làm nảy sinh tiêu cực hoặc "chạy" theo bệnh thành tích. Một thực tế là tiêu chí phân loại án hiện nay còn chưa rõ, việc xác minh điều kiện THA nhiều khi chưa thực sự chính xác. 

Một nguyên nhân khác dẫn đến việc án tồn đọng một phần là vấn đề con người. Do đó, cần tăng cường đội ngũ chấp hành viên với nâng cao trình độ giải quyết án. Việc xét miễn, giảm THA cũng cần nghiên cứu lại qui định để có tính khả thi cao…

Ngành THA dân sự cũng cần tăng cường kiểm tra nội bộ về phân loại án và tiếp tục củng cố tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất cho cơ quan THA, tăng cường phối hợp giữa các ngành liên quan, góp phần giải quyết thực trạng án tồn đọng.

Huy Văn

Các tin khác
Phong trào bảo quản xe tốt, lái xe an toàn luôn được đoàn viên thanh niên ở Đại đội 27 hưởng ứng tích cực.

YBĐT - Ngày 4/7, Đoàn thanh niên Bộ CHQS tỉnh Yên Bái tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ V, nhiệm kỳ 2012 – 2017 với sự có mặt của 65 đại biểu đại diện cho gần 200 cán bộ, đoàn viên, thanh niên đơn vị.

Cuối tuần này, người dân Việt Nam sẽ có dịp “gặp gỡ” chiếc ôtô điện được sử dụng cho chuyến đi vòng quanh thế giới trong hành trình Odyssée.

Văn phòng Ban Chỉ đạo TW về phòng, chống tham nhũng phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch thành lập các Đoàn công tác kiểm tra, giám sát liên ngành để kiểm tra, giám sát việc thanh tra, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án tham nhũng.

Mô hình Trường phổ thông Dân tộc bán trú với việc tổ chức bếp ăn tập thể đã góp phần nâng cao chất lượng bữa ăn cho học sinh.

YBĐT - Nhiều người ngỡ ngàng khi biết năm học 2010 - 2011, nhiều học sinh bán trú ở xã Suối Giàng (Văn Chấn) chỉ ăn với mức 4.000 đồng/ngày. Đó là số tiền đủ cho 2 lạng gạo nên các em nấu một nồi cháo với muối để ăn 3 bữa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục