Cái khó ở một trường mầm non

  • Cập nhật: Thứ ba, 6/11/2012 | 3:27:34 PM

YBĐT - Trường Mầm non xã Bảo Ái (Yên Bình) có 207 cháu với 8 phòng học, trong đó có 6 phòng học tạm và 2 phòng bán kiên cố. Hiện tại nhà trường còn thiếu toàn bộ các phòng học chức năng (phòng làm việc của Ban giám hiệu, phòng y tế, phòng hoạt động âm nhạc, bếp ăn) nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc dạy và nuôi dưỡng.

Nhiều phòng học tạm của trường đã bị xuống cấp.
Nhiều phòng học tạm của trường đã bị xuống cấp.

Trường Mầm non xã Bảo Ái (Yên Bình) được tách ra từ  Trường Tiểu học xã Bảo Ái năm học 2000 - 2001. Sau hơn 12 năm tách trường, đến nay nhà trường có 405 trẻ, 32 cán bộ, giáo viên và nhân viên, chất lượng giáo dục và nuôi dưỡng của nhà trường không ngừng được củng cố. Kết thúc năm học 2011- 2012, tỷ lệ huy động trẻ từ 0 - 2 tuổi ra lớp đạt 18%, trẻ từ 3 - 5 tuổi đạt 97,3%, riêng trẻ 5 tuổi đạt 100%, tỷ lệ suy dinh dưỡng còn 2,8%. Đó là những kết quả đáng mừng, tuy nhiên, cái khó hiện nay mà nhà trường đang gặp phải là cơ sở vật chất trường lớp thiếu và yếu.

Hiện nhà trường có 16 phòng học, trong đó có 4 phòng học mượn (3 phòng của hội trường thôn và 1 phòng mượn của trường tiểu học), 6 phòng học tạm và 6 phòng nhà cấp bốn hiện đã xuống cấp. Điểm trường chính nằm ngay cụm trung tâm xã Bải Ái nhưng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học của cô và trò rất nghèo nàn và thô sơ.

Bếp ăn của nhà trường rất chật chội.

Cô giáo Phạm Thị Hòe - Hiệu trường nhà trường dẫn chúng tôi đi thăm quan nhà trường, cho biết: "Ở đây có 207 cháu với 8 phòng học, trong đó có 6 phòng học tạm và 2 phòng bán kiên cố. Hiện tại nhà trường còn thiếu toàn bộ các phòng học chức năng (phòng làm việc của Ban giám hiệu, phòng y tế, phòng hoạt động âm nhạc, bếp ăn) nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc dạy và nuôi dưỡng".

Hiện phòng học cho học sinh đã xuống cấp do xây dựng lâu năm. Việc thiếu các phòng học, không đáp ứng được về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học nên việc vận động trẻ ra lớp trong nhiều năm qua còn gặp khó khăn.

Để hoàn thành các kế hoạch, mục tiêu của nhà trường và của xã đề ra, ngay từ đầu các năm học, nhà trường đã cử các giáo viên xuống các thôn, bản tuyên truyền, vận động các gia đình có con em trong độ tuổi ra lớp học. Tuy nhiên, khi đến vận động, nhiều phụ huynh e ngại cho cho con em mình ra lớp. Rồi chuyện nhà trường đi mượn lớp học ở các hội trường thôn, trường tiểu học cũng khiến cho công tác dạy học tồn tại không ít bất cập vì hội trường thôn thường xuyên diễn ra nhiều hoạt động của thôn, hay học ở trường tiểu học thì chênh nhau giờ học, giờ chơi.

Các cháu lớp mầm non trong giờ học.

Đến nay, 100% các trường học mầm non đã bắt đầu dạy học theo chương trình giáo dục mầm non mới do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định (trường học phải đảm bảo đầy đủ đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị dạy và học theo Thông tư số 02 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) nhưng Trường Mầm non Bảo Ái còn thiếu thốn trăm bề, ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục của nhà trường.

Thiết nghĩ, ngoài việc cố gắng không biết mệt mỏi của đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường đang ngày đêm bám lớp, bám trường và sự đóng góp xã hội hóa của các bậc phụ huynh thì hơn bao giờ hết nhà trường cần được sự đầu tư hỗ trợ của các cấp, các ngành để con em nơi đây có được ngôi trường mới với đầy đủ các tiện nghi phục vụ tốt cho việc dạy và học.

Cô giáo Lã Thị Oanh, giáo viên dạy lớp 3 tuổi:

"Tôi đã công tác ở đây được 8 năm rồi, các cháu rất chăm ngoan học tập nhưng cơ sở vật chất còn thiếu thốn, đồ chơi ngoài trời nghèo nàn, đồ chơi trong lớp chủ yếu là do giáo viên tự làm. So với học sinh ở thành phố thì học sinh ở đây rất cần sự quan tâm giúp đỡ của các cấp, các ngành trong tỉnh.

Chị Đỗ Thị Thu, phụ huynh cháu Nguyễn Đỗ Quốc Hoàng, lớp 3 tuổi cho biết:

 

"Tôi rất thương các cháu ở đây, nhất là về mùa mưa sân nhà trường lầy lội, không có chỗ cho các cháu chơi, lớp học thì tạm bợ. Mong rằng, cùng với công tác xã hội hóa giáo dục, Nhà nước cần đầu tư hơn nữa cho nhà trường để con em ở miền quê nghèo nơi đây có điều kiện học tập tốt hơn.
 

Văn Tuấn

Các tin khác

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản yêu cầu các Sở Giáo dục và Đào tạo, các đại học, học viện, cao đẳng, các viện nghiên cứu khoa học được giao nhiệm vụ đào tạo tiến sĩ và các trường trung cấp chuyên nghiệp rút kinh nghiệm và chấn chỉnh công tác quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ.

Người dân Bắc Trà My lại hoang mang vì động đất.

Khoảng 6 giờ sáng 6/11, mặt đất huyện Bắc Trà My lại tiếp tục rung lắc kèm theo tiếng nổ phát ra từ lòng đất… Người dân sống ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2 càng thêm lo sợ.

Đại biểu các tỉnh Yên Bái, Bắc Giang và Ninh Bình giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động truyền thông trực tiếp tại cơ sở về DS-KHHGĐ

YBĐT – Sáng 6/11, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Yên Bái, Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế tổ chức Hội thảo nâng cao chất lượng các hoạt động truyền thông trực tiếp tại cơ sở về DS-KHHGĐ khu vực phía bắc.

Ở Đại Minh nhiều hộ đã có thu nhập từ 50 - 70 triệu đồng/năm.

YBĐT - Quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ quân sự - quốc phòng ở xã Đại Minh, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã gắn với phát triển kinh tế và các phong trào thi đua quyết thắng của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục