Nguy cơ bị virus Hanta gây suy thận từ chuột cống

  • Cập nhật: Thứ năm, 22/11/2012 | 8:32:24 AM

Trên thế giới, dịch bệnh do virus Hanta gây ra đang hoành hành, ở Việt Nam mới xuất hiện vài trường hợp bị nhiễm virus Hanta gây suy thận do chuột cống gây ra.

Bệnh nhân suy thận nằm điều trị. (Nguồn: báo Tuổi Trẻ)
Bệnh nhân suy thận nằm điều trị. (Nguồn: báo Tuổi Trẻ)


Riêng tại Bệnh viện Nhiệt Đới Thành phố Hồ Chí Minh, từ đầu năm đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận hai trường hợp bị nhiễm virus Hanta. Song may mắn, bệnh nhân đã được phát hiện và điều trị kịp thời.

Theo bác sỹ Nguyễn Thanh Trường, Trưởng Khoa nhiễm D, Bệnh viện Nhiệt Đới cho biết: "Chúng tôi đã tiếp nhận một trường hợp (một trong hai trường hợp đã kể trên) là bệnh nhân nam 55 tuổi (cư ngụ ở phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh) nhập viện trong tình trạng sốt cao, ho, xuất hiện các nốt mẩn đỏ ở ngoài da, sau đó bệnh nhân có các biểu hiện suy thận. Lúc đầu nghi ngờ bệnh nhân bị sốt xuất huyết, nhưng sau khi điều trị bệnh không giảm."

Vì vậy, các bác sỹ đã gửi mẫu xét nghiệm sang viện Pasteur để kiểm tra Hanta virus. Kết quả cho thấy bệnh nhân trên dương tính với Hanta virus.

Trước đó bệnh nhân bị chuột cắn trong khi nằm ngủ. Sau hơn 10 ngày điều trị, sức khỏe của bệnh nhân đã hồi phục và hiện xuất viện.

Bác sỹ Trường nhấn mạnh: "Chỉ cần bị chuột mang mầm bệnh cắn phải, nước bọt của chúng sẽ dính vào vết thương hoặc văng vào hốc mắt là có thể bị nhiễm virus ngay lập tức. Nguy hiểm hơn, không chỉ bị cắn mà ngay cả nước tiểu và phân của chuột khi thải ra ngoài môi trường, con người hít phải cũng sẽ bị nhiễm bệnh."

Tuy chỉ xuất hiện vài ca lẻ tẻ và không thể lây bệnh từ người sang người nên khó thành dịch nhưng cho đến nay, ngành y tế mới chỉ làm xét nghiệm trên người mà chưa lưu tâm đến các loài gặm nhấm. Trong khi đó, loài chuột này mới là nguy cơ để bùng phát thành dịch. Vì, thông thường khi một con chuột mang virus thì tốc độ lan truyền của nó rất nhanh và dễ theo cơ chế lây truyền ngang.

Như vậy, chỉ cần một con bị bệnh là cả đàn cũng có thể bị bệnh. Nếu đàn chuột này tấn công con người thì không biết hậu quả sẽ như thế nào. Bởi, đến nay vẫn chưa có vắcxin đặc trị loại virus này.

Các bác sỹ khuyến cáo người dân, nếu bị các dấu hiệu giống sốt xuất huyết nhưng có tiền sử như bị chuột cắn hoặc tiếp xúc với nước tiểu, phân chuột thì cần nghĩ ngay đến virus Hanta để thông báo cho bác sỹ để điều trị kịp thời.

Nếu điều trị sớm thì người bệnh chỉ cần khoảng 8-10 ngày sẽ hồi phục và sẽ không ảnh hưởng đến thận và những biến chứng. Với những người làm nghề sửa ống cống, sống tại các kho bãi có nhiều chuột cần đặc biệt lưu ý đến những biện pháp bảo vệ để tránh bị chuột cắn.

(Theo VOV)

Các tin khác
Hoạt động tình nguyện của tuổi trẻ tham gia làm đường giao thông nông thôn

Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vừa chính thức phát động trong toàn Đoàn 10 ngày thi đua cao điểm chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X.

Hiện nay, ở phía Bắc có một bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía Nam.

Chủ tịch UBND thành phố Yên Bái, Nguyễn Lâm Thắng trao bằng khen cho các cán bộ chữ thập đỏ cơ sở.

YBĐT - Sáng 21/11, Hội chữ thập đỏ thành phố Yên Bái đã tổ chức Hội nghị Biểu dương cán bộ Chữ thập đỏ cơ sở tiêu biểu 5 năm (2008 – 2012).

Công an huyện Yên Bình bàn phương án đấu tranh với các loại tội phạm trên địa bàn.

YBĐT - Thực hiện chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ được giao, trong những năm qua dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch UBND huyện và Thanh tra Nhà nước tỉnh, Thanh tra huyện Mù Cang Chải đã tham mưu cho UBND huyện về công tác thanh tra kinh tế - xã hội, thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục