Sẽ phát triển giáo dục theo quy luật thị trường
- Cập nhật: Thứ tư, 23/1/2013 | 2:25:19 PM
Đây là điểm mới quan trọng trong hàng loạt giải pháp phát triển giáo dục 2011-2020 được Bộ GD-ĐT công bố tại Hội nghị triển khai chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 sáng 23-1.
Một giờ học Toán trên mạng Internet của học sinh Trường tiểu học Kim Đồng, thành phố Yên Bái.
|
Theo đó, giai đọan 2011-2020 sẽ thực hiện quản lý theo chiến lược, quy hoạch và kế hoạch, vận dụng hiệu quả các quy luật và yếu tố thị trường để phát triển giáo dục.
Bộ GD-ĐT cũng chính thức công bố chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới sẽ được xây dựng theo định hướng chú trọng phát triển năng lực học sinh, vừa bảo đảm tính thống nhất trong toàn quốc, vừa phù hợp đặc thù mỗi địa phương.
Tại Hội nghị, hơn 50 ý kiến trong hàng nghìn đại biểu đại diện của 63 sở GD-ĐT, UBND tỉnh, các cơ sở giáo dục cùng nhau mổ xẻ thực trạng giáo dục và bàn tìm biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo, ngăn chặn những tiêu cực trong thi cử, tình trạng lạm thu sử dụng không đúng mục đích, chấn chỉnh tình trạng dạy thêm - học thêm.
Trong thời gian tới, Bộ sẽ tăng cường quản lý giáo viên trong dạy thêm, học thêm đồng thời rà soát, điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giản, dành thời lượng để củng cố, hệ thống hóa kiến thức đã học.
Nhiều đại biểu đã thẳng thắn chỉ ra những hạn chế của giáo dục và đào tạo, trong đó nổi bật là tình trạng chạy theo bằng cấp khiến cho giá trị văn bằng không bảo đảm. Không chỉ ở cấp phổ thông mà cả trình độ đạo tạo thạc sĩ, tiến sĩ đã trở nên tràn lan, cần có chế tài xử lý và cơ chế tác động tức thì, bảo đảm chất lượng thực sự.
Các sở GD-ĐT đều than khó về việc tìm kiếm, tuyển dụng giáo viên. Cơ chế tuyển dụng giáo viên địa phương chủ yếu phụ thuộc vào cơ chế, chính sách của sở Nội vụ, còn nhiều giằng níu và có sự “vênh” về quan điểm nên nhiều sở GD-ĐT muốn tuyển người tài, tuyển giáo viên giỏi mà bất lực. Tổng kết ý kiến của đầu cầu Hà Nội, PGS.TS Bùi Anh Tuấn- vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH- Bộ GD-ĐT cho biết nhiều sở GD-ĐT mong muốn được tự chủ hơn trong vấn đề tuyển dụng nhân lực, đề nghị được áp dụng mô hình tự chủ như ngành y tế.
Về các chính sách ưu tiên trường ngoài công lập, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận thừa nhận hiện đây là vấn đề chưa giải quyết được, chưa có những giải pháp đột phá, hiệu quả, cần thiết được bàn luận sâu hơn, để đề ra những chính sách thỏa đáng, hợp lý.
Ngày 22-1, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị về việc triển khai thực hiện kết luận của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ GD-ĐT chủ trì, phối hợp các bộ, ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu, hoàn chỉnh Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng XHCN và hội nhập quốc tế” trình Ban Cán sự đảng Chính phủ tháng 7-2013. Riêng quy hoạch phát triển mạng lưới các trường ĐH, CĐ đến năm 2020 dự kiến sẽ được Thủ tướng Chính phủ ban hành trước tháng 4-2013. Bộ GD-ĐT có trách nhiệm triển khai mạnh mẽ quy hoạch nhân lực ngành giáo dục. |
(Theo TTO)
Các tin khác
Theo Bộ Y tế, vào dịp kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam ( 27- 2) tới đây, Bộ sẽ khởi động đề án thí điểm đưa bác sỹ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo (ưu tiên 62 huyện nghèo).
Bộ Y tế vừa có Chỉ thị về việc tăng cường an toàn tiêm chủng và giám sát các phản ứng sau tiêm chủng.
YBĐT - Nằm ở phố Hội Bình, thuộc phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái, chợ hoa Yên Bái không chỉ là điểm đến quen thuộc của những người mua bán hoa trên địa bàn thành phố mà cả các huyện, thị trong tỉnh.
YBĐT - Thành phố đầu tư thiết bị cho 10 phòng học mầm non, 20 phòng học công nghệ cao, 2 phòng học ngoại ngữ thực hiện thí điểm tại 3 trường.