Kho lưu giữ vốn văn hóa dân tộc

  • Cập nhật: Thứ tư, 6/3/2013 | 2:38:14 PM

YBĐT - Để góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc mình, trong thời gian tới, Hội Phụ nữ xã Nghĩa An vận động chị em hội viên gương mẫu thực hiện và duy trì nét đẹp văn hóa trong đời sống sinh hoạt thường ngày...

Hát giao duyên trong lễ hội Hạn khuống xã Nghĩa An.
Hát giao duyên trong lễ hội Hạn khuống xã Nghĩa An.

Xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ có trên 90% là đồng bào dân tộc Thái sinh sống, nơi đây còn lưu giữ và phát huy được nhiều bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Thái Nghĩa Lộ - Mường Lò. Vì vậy, hàng năm xã đều tổ chức hội Rằm tháng Giêng với các lễ hội Xên bản, Xên mường, lễ hội Hạn khuống, các trò chơi dân tộc như: ném còn, tó mắc lẹ, leo cột mỡ, đẩy gậy, kéo co...

Nhờ đó, Nghĩa An đang dần phát triển với mô hình du lịch cộng đồng. Đóng góp vào sự bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc phải kể đến các hội viên phụ nữ của xã, mỗi hội viên được ví như một kho lưu trữ, truyền dạy nét văn hóa trong đời sống sinh hoạt, trong lễ hội của người dân tộc Thái.

Bà Điêu Thị Xiêng - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Nghĩa An - nghệ nhân người dân tộc Thái tâm sự: “Tôi sinh ra trong một gia đình biết hát, biết luật tục, biết hình thức các lễ hội của dân tộc Thái Nghĩa Lộ - Mường Lò. Do ảnh hưởng của cha mẹ, tôi đã yêu thích giai điệu khắp, điệu xòe múa, nhạc cụ và các lễ hội của dân tộc Thái nói chung và Thái Mường Lò - Yên Bái nói riêng từ khi còn bé nên tôi đã học được giai điệu  khắp "Hăn nê", học thổi pí "Tặm tặn". Khi lớn lên, tôi tiếp tục học thêm ở các cụ, các bác để cho chính xác hơn. Giờ đây tôi lại đem niềm đam mê của mình truyền dạy lại cho thế hệ trẻ với suy nghĩ “phải làm sao truyền lại cho thế hệ trẻ những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình để mãi mãi không bị mai một".

Với nỗ lực của mình, bà Xiêng đã truyền dạy cho 8 cháu học sinh tiểu học biết hát, biết múa Thái, truyền dạy 6 điệu xòe cổ cho 40 hội viên, truyền dạy cho 4 học viên thổi pí "Tặm tặn" và khèn bè, dạy thành nghề dệt thổ cẩm cho 25 hội viên phụ nữ xã Nghĩa An, dạy hát giai điệu "Hăn nê" cho 16 chị em, hát "Hạn khuống", giai điệu "Nả lảu" cho 8 chị em trong bản mình.

Hội Phụ nữ xã Nghĩa An có 700 hội viên sinh hoạt ở 9 chi hội. Xác định chị em hội viên là những nhân tố quyết định trong lưu giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, Hội đã ra nghị quyết vận động chị em giữ gìn, bảo tồn và truyền dạy các nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình vào đời sống. Nghị quyết này được gắn với quy chế hoạt động của Hội, được cụ thể hóa thành các kế hoạch, nội dung hoạt động trong từng năm.

Theo đó, trong các buổi họp thôn, bản các chi hội phụ nữ tổ chức tuyên truyền lồng ghép với các nội dung như: vận động các cặp trai gái chuẩn bị cưới ăn mặc theo phong tục truyền thống của người Thái, vận động chị em phải biết dệt thổ cẩm, phải biết làm các món ăn dân tộc, mặc trang phục dân tộc và may sắm váy áo dân tộc cho con em mình đến trường, đến lớp...

Trong các buổi họp chi hội, các hội viên phụ nữ cũng mạnh dạn phê bình, nhắc nhở những trường hợp đi ngược lại với nét đẹp văn hóa của dân tộc mình, góp phần giữ gìn, bảo tồn và truyền dạy các nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái. Hội Phụ nữ xã cũng tích cực phối hợp tổ chức các lớp truyền dạy chữ Thái cổ cho các hội viên và con em của mình. Thời gian qua, Hội đã tổ chức 3 lớp chữ Thái cổ với gần 100 học viên.

Em Lò Thị Thanh Thúy ở thôn Đêu 4 mới ngoài 20 tuổi đã rất thành thạo dệt vải, biết hát đối đáp, giao duyên, em còn biết làm những quả còn để chơi ném còn trong các lễ hội của đồng bào dân tộc mình. Em tâm sự: “Sự dạy bảo của gia đình là quan trọng nhất, trong đó, các mẹ, các chị có ảnh hưởng lớn đối với con gái. Em theo mẹ biết làm còn từ nhỏ. Bây giờ mỗi khi làm quả còn em cũng vận động các em trong thôn, bản cùng làm để mỗi em gái đều biết làm còn khi lễ hội mùa xuân về”.

Hiện nay Hội Phụ nữ xã Nghĩa An còn có một tổ dệt thổ cẩm với 10 thành viên. Chị em được học tập nâng cao tay nghề và được vay vốn phát triển nghề dệt, cung cấp các sản phẩm thổ cẩm cho thị trường trong và ngoài khu vực.

Chị Lò Thị Mới - người nổi tiếng dệt nhanh, dệt đẹp, thường xuyên được mời làm giảng viên cho các lớp dạy thổ cẩm của xã, của thị xã, cho biết: “Dệt thổ cẩm là tiêu chí đầu tiên chọn vợ của các chàng trai người Thái. Việc biết dệt thổ cẩm cũng là thử thách đầu tiên khi về nhà chồng vì có được gia đình nhà chồng yêu mến, nể trọng thì phải có gối, đệm tặng cho ông bà, cha mẹ chồng. Vì vậy, trong nhà các hội viên phụ nữ xã Nghĩa An đều có khung dệt để truyền dạy cho con em mình”.

Để góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc mình, trong thời gian tới, Hội Phụ nữ xã Nghĩa An vận động chị em hội viên gương mẫu thực hiện và duy trì nét đẹp văn hóa trong đời sống sinh hoạt thường ngày từ văn hóa ứng xử, giao tiếp, văn hóa trang phục, lễ hội, phong tục tập quán đến văn hóa ẩm thực, đồng thời truyền dạy giáo dục cho con cháu, thế hệ trẻ để Nghĩa An ngày càng được biết đến như cái nôi của nền văn hóa dân tộc Thái và thu hút du khách đến với cộng đồng.

Thu Hằng

Các tin khác
Sách dành cho trẻ em chuẩn bị vào lớp 1 có in cờ Trung Quốc

Vụ Giáo dục Mầm non - Bộ GD-ĐT đang giao cho các chuyên viên của Vụ xem xét xem sách có phù hợp với lứa tuổi chuẩn bị vào lớp 1 hay không. Vụ đã kiến nghị thu hồi cuốn sách trên và không cho phát hành nữa.

Đồng chí Ngô Thị Chinh trao bằng khen cho 6 tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư” giai đoạn 2009 - 2012.

YBĐT - Ngày 5/3, Ủy ban MTTQ tỉnh, Sở Y tế, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư giai đoạn 2009 - 2012” và triển khai kế hoạch giai đoạn 2013 - 2020.

Đại biểu tham dự Hội nghị.

Việt Nam cần nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện, giải quyết tệ nạn mại dâm trong tình hình mới.

Bác sỹ của Đề án 1816 cùng bác sỹ Bệnh viện Đa khoa Văn Yên thực hiện một ca phẫu thuật cấp cứu.

YBĐT - Những năm gần đây, nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trên địa bàn huyện Văn Yên (Yên Bái) tăng cả về số lượng và tính chất bệnh tật đòi hỏi công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân phải thay đổi đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục