Tạo nhiều thuận lợi để học sinh THPT vùng đặc biệt khó khăn yên tâm học tập

  • Cập nhật: Thứ sáu, 15/3/2013 | 2:26:31 PM

Ngày 15/3, chính sách hỗ trợ học sinh trung học phổ thông ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo Quyết định 12/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ chính thức có hiệu lực. Theo đó, những học sinh ở vùng này được hỗ trợ tiền ăn và tiền nhà ở.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo Quyết định 12/2013/QĐ-TTg quy định chính sách hỗ trợ học sinh trung học phổ thông ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh trung học phổ thông ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mỗi tháng được hỗ trợ 40% mức lương tối thiểu chung và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh.

Đối với học sinh phải tự túc chỗ ở, mỗi tháng được hỗ trợ bằng 10% mức lương tối thiểu chung và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh.

Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Chính phủ, ông Trần Xuân Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Dân tộc, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, năm học 2011 - 2012 số học sinh phổ thông ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, do nhà xa trường, phải ở lại trường và và khu vực gần trường để học là 109.420 em, trong đó có gần 25.000 học sinh cấp trung học phổ thông, học sinh dân tộc Kinh chiếm khoảng 10%.

 

Ở các tỉnh vùng dân tộc thiểu số và miền núi, mỗi tỉnh có 1 trường phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh đào tạo cấp trung học phổ thông và mỗi huyện có 1 trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện đào tạo cấp trung học cơ sở. Trong đó, chỉ có khoảng 30% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở ở các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện được vào học ở trường phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh, số học sinh còn lại phải học ở các trường trung học phổ thông đóng trên địa bàn huyện.

 

Bình quân ở mỗi huyện ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi chỉ có từ 1-2 trường trung học phổ thông, trong khi địa bàn rộng và địa hình cách trở. Vì vậy, đa số học sinh trung học phổ thông thường trú tại các vùng đặc biệt khó khăn, do nhà ở xa trường nên không thể đi học và trở về nhà trong ngày, phải ở lại trường hoặc ở trọ gần khu vực trường để học tập.

 

Phần lớn học sinh phải tự lo chỗ ở và chi phí ăn uống, sinh hoạt, trong khi khả năng cung cấp lương thực, thực phẩm của gia đình các em thường không liên tục, học sinh có thể bị đứt bữa, đặc biệt vào những kỳ giáp hạt, dẫn đến tình trạng nhiều học sinh bỏ học.

 

Hỗ trợ để học sinh hoàn thành cấp học

 

Cũng theo ông Thủy, một số địa phương đã nỗ lực huy động các nguồn lực, ban hành chính sách để hỗ trợ đối tượng học sinh trung học phổ thông phải ở lại trường hoặc khu vực gần trường để học tập do nhà ở xa trường hoặc địa hình cách trở. Cụ thể như tỉnh Lào Cai hỗ trợ 20% mức lương tối thiểu chung/học sinh/tháng; tỉnh Lai Châu hỗ trợ 40% mức lương tối thiểu chung/học sinh/tháng.

 

Tuy nhiên, hiện nay ở nhiều địa phương vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đối tượng học sinh này vẫn chưa được hưởng các chính sách hỗ trợ.

 

Vì thế, Quyết định 12/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh trung học phổ thông ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn sẽ góp phần khắc phục tình trạng bỏ học, tạo điều kiện cho đối tượng học sinh trung học phổ thông ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể duy trì và hoàn thành cấp học nhằm tạo nguồn đào tạo nhân lực có chất lượng cao cho vùng này.

Em Nông Thị Hương Hảo, học sinh lớp 11 Trường phổ thông trung học Thạch An, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng tâm sự "Nhà em cách xa trường hàng chục cây số, nếu hàng ngày đi về sẽ rất vất vả bởi đường từ nhà tới trường em phải vượt qua những sườn núi, vào những ngày mưa ,đường lầy lội rất khó đi. Để thuận tiện cho việc học tập, ngay từ những ngày đầu học lớp 10 em đã xin ở lại khu tập thể của trường. Nay được Nhà nước hỗ trợ em sẽ yên tâm học tập hơn, giảm bớt khó khăn kinh tế cho gia đình".

 

Ông Thủy cho biết thêm, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang phối hợp với Bộ Tài chính soạn thảo Thông tư hướng dẫn Quyết định 12/2013/QĐ-TTg. Vụ Giáo dục Dân tộc sẽ có văn bản hướng dẫn các địa phương thống kê số lượng học sinh được hưởng chính sách này, khi Thông tư ban hành sẽ triển khai kịp thời để học sinh được hưởng chính sách.

(Theo Chinhphu.vn)

Các tin khác
Hình ảnh vụ tai nạn tại công trình thuỷ điện Suối Sập 1,tỉnh Sơn La, làm 8 công nhân tử nạn năm 2011

Việt Nam đứng sau nhiều nước trên thế giới, bao gồm phần lớn các nước trong khu vực, về an toàn lao động.

Thí sinh dùng phao thi có thể sẽ bị phạt từ 5 đến 10 triệu đồng.

Theo Dự thảo Nghị định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục, hành vi mang các vật dụng không được phép vào khu vực thi, chấm thi bị phạt tiền từ 5-10 triệu đồng.

64 đối tượng bị bắt giữ...

64 con bạc gồm cả nam lẫn nữ đang sát phạt nhau tại một cơ sở sản xuất gạch ở Sóc Sơn (Hà Nội) đã bị lực lượng chức năng bắt giữ...

YBĐT - Sau 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 22/2009/NQ-HĐND đã thể hiện sự nỗ lực, cố gắng quyết tâm của cấp ủy đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể đã mang lại hiệu quả thiết thực, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục và đạo tạo ở huyện vùng cao Trạm Tấu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục