Kiên quyết với hủ tục

  • Cập nhật: Thứ năm, 11/4/2013 | 8:56:41 AM

YBĐT - Việc tang vốn liên quan đến phong tục, tập quán lâu đời của người Mông nên thay đổi không thể đòi hỏi trong một sớm một chiều mà cần quyết tâm cao của cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể các cấp, có lộ trình hợp lý và giải pháp sát với thực tế.

Người thân, họ hàng đang cân lợn làm lễ viếng đám tang chị Lý Thị D ở bản Mý Háng Tâu, xã Púng Luông.
Người thân, họ hàng đang cân lợn làm lễ viếng đám tang chị Lý Thị D ở bản Mý Háng Tâu, xã Púng Luông.

Ở đây người chết được để từ 3 ngày trở lên trong nhà rồi mới chôn là bình thường. Lý do đơn giản là chờ khi nào anh em họ hàng đến đủ để chia tay rồi mới chôn. Người chết không đưa vào quan tài, nhà cửa chật chội, người đến dự đám tang đông phóng uế bừa bãi ra khu vực quanh nhà rồi ăn uống ngay cạnh chỗ quàn thi thể người quá cố vô cùng mất vệ sinh. Việc vận động đưa người chết vào quan tài rồi mới làm ma luôn gặp nhiều khó khăn do các thầy cúng cho rằng ai làm trái với nghi thức này sẽ bị tổ tiên và linh hồn người chết quở trách.

Bà Lương Thị Xuyến - Phó chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải cho biết: "Hiện nay, tồn tại lớn nhất trong xây dựng nếp sống văn hóa là tệ thách cưới, tảo hôn, hôn nhân cận huyết, uống rượu nhiều trong đám cưới. Tuy nhiên, do công tác tuyên truyền, giáo dục được quan tâm, kết hợp đẩy mạnh giám sát tại cộng đồng, thực hiện nghiêm các chế tài xử lý vi phạm nên nhiều hạn chế trong việc cưới đã chuyển biến theo hướng tích cực. Tuy nhiên, tệ thách cưới là vấn đề khá nan giải với đời sống của bà con, bởi có những đám nhà gái thách tới 20 triệu đồng trong khi 70% đồng bào nơi đây là hộ nghèo. Quản lý thế nào vấn đề này là việc không đơn giản do thách cưới thường diễn biến ngấm ngầm trong những gia đình có con cái kết hôn".

Việc tang ma cũng nan giải với nhiều hủ tục. Người chết thường để từ 3 ngày trở lên trong nhà rồi mới chôn. Lý do đơn giản là chờ anh em họ hàng đến đủ để "chia tay" rồi mới chôn. Người chết chỉ được đặt lên ván gỗ ở sát vách gian giữa và được coi là lúc họ đang ở trên lưng ngựa ma để thầy cúng dẫn về với tổ tiên. Người chết không đưa vào quan tài, nhà cửa chật chội, người đến dự đám tang đông phóng uế bừa bãi ra khu vực quanh nhà rồi ăn uống ngay cạnh chỗ quàn thi thể người quá cố vô cùng mất vệ sinh.

Việc vận động đưa người chết vào quan tài rồi mới làm ma luôn gặp nhiều khó khăn do các thầy cúng cho rằng ai làm trái với nghi thức này sẽ bị tổ tiên và linh hồn người chết quở trách. Việc làm quan tài cũng là vấn đề khá phức tạp liên quan tới công tác bảo vệ và phát triển rừng. Khi trò chuyện với một số người trong đám tang chị Lý Thị D.

Ở bản Mý Háng Tâu, xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải, họ bảo rằng quan tài nhất thiết phải là gỗ pơ mu. Có nơi không dùng gỗ pơ mu thì phải dùng cây gỗ tốt, to để khoét thành quan tài vì người Mông không được dùng đinh đóng vào quan tài. Hơn nữa, đám tang của người Mông tổ chức rất tốn kém. Ai đến viếng đám ma phải đóng góp gạo và một con lợn khoảng 20 kg hoặc vài nhà chung nhau mua một con lợn to. Nếu không góp gạo, lợn thì góp khoảng 500 đến 600 nghìn đồng vừa làm lễ viếng và cũng là đóng góp để ăn trong mấy ngày chờ đợi đưa ma.

Tất cả lợn mang đến cúng đều phải mổ hết. Vì thế ở Mù Cang Chải có những đám ma đã mổ tới 130 con lợn. Không chỉ mổ lợn, nhiều nhà còn cúng trâu cho người chết. Không ít con trâu cúng có giá từ 30 đến 50 triệu đồng.

Làm gì để thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang ở Mù Cang Chải? Nhiều năm qua, cấp uỷ, chính quyền địa phương đã tiến hành khá nhiều giải pháp nhưng xem ra vẫn chưa có chuyển biến rõ nét, nhất là khi dân trí thấp và hủ tục đã ăn sâu vào đời sống tinh thần của người dân từ bao đời nay. Tuy nhiên, cấp uỷ, chính quyền địa phương không vì khó khăn mà không kiên quyết bài trừ.

Trước hết, đối với việc cưới, huyện chủ trương tập trung chỉ đạo cơ sở vừa đẩy mạnh tuyên truyền, vừa bám sát nội dung các quy ước, Luật Hôn nhân và Gia đình… xử lý các trường hợp tảo hôn, ngăn ngừa, giảm thiểu đến mức thấp nhất tình trạng hôn nhân cận huyết, tập trung tuyên truyền giúp mọi người nâng cao nhận thức và hệ lụy của việc thách cưới.

Việc tang vốn liên quan đến phong tục, tập quán lâu đời của người Mông nên thay đổi không thể đòi hỏi trong một sớm một chiều mà cần quyết tâm cao của cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể các cấp, có lộ trình hợp lý và giải pháp sát với thực tế. Bởi vậy, huyện coi trọng tuyên truyền các chủ trương, chính sách thực hiện nếp sống văn minh qua các giải pháp để nhân dân hiểu và tránh những hủ tục.

Đi đôi với công tác tuyên truyền, huyện thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định số 26/2012/QĐ-UBND ngày 23/7/2012 ban hành quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh Yên Bái do đồng chí Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban. Địa bàn chỉ đạo thực hiện trong năm nay là các xã: Dế Xu Phình, Púng Luông, La Pán Tẩn, Nậm Khắt.

Bên cạnh đó, huyện chỉ đạo tập trung tổ chức các cuộc họp với người dân ở các thôn, bản để vừa làm công tác tuyên truyền vừa điều chỉnh một số nội dung trong quy ước, hương ước xây dựng thôn, bản văn hoá, vận động người dân không để người chết trong nhà quá 24 giờ, phải đưa người chết vào quan tài mới được làm lễ tang…

Hoàng Nhâm

Các tin khác

Dự báo khoảng chiều tối và đêm 11/4, bộ phận không khí lạnh sẽ tăng cường xuống các tỉnh miền Bắc nước ta.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với các thành viên Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính.

Chiều 10/4, tại lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định nhiệm vụ của Hội đồng sẽ nặng nề, rộng lớn hơn, trực tiếp xử lý những vấn đề quan trọng trong việc tư vấn cho Thủ tướng những vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính của cả nước.

Ngày 10-4, trước nguy cơ virus cúm A/H7N9 lan rộng và xâm nhập vào nước ta, TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế, đã yêu cầu các bệnh viện và Sở Y tế các tỉnh thành trong cả nước chỉ đạo tăng cường khám, phát hiện sớm các ca bệnh viêm phổi nặng không rõ nguồn gốc, các chùm ca bệnh, chụp X-Quang, lấy mẫu xét nghiệm để chẩn đoán, phát hiện kịp thời các ca nhiễm virus cúm A/H7N9.

YBĐT - Gần đây người dân Yên Bái quan tâm tới thông tin về một trường hợp tử vong ở Yên Bái do mắc cúm A/H1N1. Cũng có thông tin rằng trường hợp này là người Yên Bái đi ra ngoại tỉnh mắc bệnh chứ không phải mắc bệnh tại Yên Bái. Để có thông tin chính xác về ca tử vong này, cũng như các biện pháp phòng chống dịch cúm A/H1N1, cúm A/H5N1, cúm A/H7N9 đã và đang thực hiện của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh. Phóng viên YBĐT đã có cuộc trao đổi với thạc sĩ Trần Viết Thắng - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái xung quanh vấn đề này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục