Chuẩn bị sẵn sàng đối phó cúm A/H7N9

  • Cập nhật: Thứ năm, 11/4/2013 | 7:38:44 AM

Ngày 10-4, trước nguy cơ virus cúm A/H7N9 lan rộng và xâm nhập vào nước ta, TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế, đã yêu cầu các bệnh viện và Sở Y tế các tỉnh thành trong cả nước chỉ đạo tăng cường khám, phát hiện sớm các ca bệnh viêm phổi nặng không rõ nguồn gốc, các chùm ca bệnh, chụp X-Quang, lấy mẫu xét nghiệm để chẩn đoán, phát hiện kịp thời các ca nhiễm virus cúm A/H7N9.

Chuẩn bị sẵn sàng cơ sở vật chất, cơ số thuốc, trang thiết bị y tế, khu vực cách ly, phương tiện phòng hộ cá nhân và tổ chức việc thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân cúm A/H7N9 đúng quy định, hạn chế tử vong. Củng cố nguồn nhân lực đã được đào tạo về điều trị cúm A tại các khoa hồi sức cấp cứu, hô hấp, truyền nhiễm và kiểm soát nhiễm khuẩn.

Tại Cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài, Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế cho biết, công tác giám sát dịch tại cửa khẩu được thực hiện nghiêm theo các quy định. Trung tâm hiện có 2 máy đo thân nhiệt hồng ngoại và 2 phòng cách ly đặt tại sân bay Nội Bài. Tất cả khách nhập cảnh đều được tiến hành đo thân nhiệt qua máy đo thân nhiệt tự động. Đến nay chưa phát hiện trường hợp nào nghi ngờ nhiễm cúm A/H7N9 từ khách nhập cảnh. Đến nay WHO vẫn khẳng định không có bằng chứng về sự lây truyền từ người sang người dù chưa xác định nguồn gốc của sự lây nhiễm virus này.

Chiều 10-4, TS Nguyễn Xuân Bình, Giám đốc Trung tâm Thú y vùng 6 (TTTY6), xác nhận, xét nghiệm các mẫu yến nuôi trong nhà chết ở TP Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận) đều do bị nhiễm virus cúm A/H5N1. Đây là lần đầu tiên phát hiện yến nuôi bị chết vì virus này ở nước ta. Tất cả 3 lần lấy mẫu chim yến chết đều dương tính với virus cúm A/H5N1. Tuy nhiên, những mẫu xét nghiệm từ chim sống và tổ yến vẫn âm tính (không có virus). Việc lây nhiễm virus cúm A/H5N1 cho đến nay vẫn chưa thể khẳng định nhưng không loại trừ khả năng từ nguồn nước. Kết quả giám sát dịch tễ học của TTTY6 quý 1-2013 cho thấy, tỷ lệ virus cúm A/H5N1 hiện diện trong môi trường ở 11 tỉnh thành thuộc trung tâm là 17%, trong đó, nhiều tỉnh có tỷ lệ khá cao như Bà Rịa - Vũng Tàu: 33,2%, Bình Thuận (25%)… Những nước có nghề nuôi yến lâu đời so với Việt Nam như Indonesia, Thái lan, Malaysia, đến nay vẫn chưa ghi nhận trường hợp nào bị nhiễm virus cúm A/H5N1.

Ngày 10-4, ông Trần Đắc Phu, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) dẫn đầu đoàn kiểm tra làm việc với tỉnh Đồng Tháp về tình hình phòng chống dịch cúm A/H5N1. Đoàn đã trực tiếp làm việc với Trung tâm y tế dự phòng huyện Cao Lãnh và UBND xã Tân Hội Trung (nơi cư ngụ của cháu Nguyễn Duy Hoàng Huy, 4 tuổi, đã tử vong vì cúm A/H5N1. Đoàn công tác yêu cầu địa phương quản lý, theo dõi chặt chẽ đàn gia cầm, chú trọng việc tuyên truyền nâng cao ý thức phòng bệnh cho người dân và tiếp tục giám sát 8 trường hợp đã tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm cúm A/H5N1. Đoàn công tác cũng đã đến thăm, chia buồn, động viên gia đình cháu Nguyễn Duy Hoàng Huy.

Kết quả kiểm tra 70 mẫu gia cầm lấy ngẫu nhiên trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp mới đây cho thấy có 24 mẫu dương tính với virus cúm gia cầm H5N1.

Bộ Y tế ban hành hướng dẫn điều trị cúm A/H7N9 

Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm H7N9 tại Trung quốc, ngày 10/4, Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng lây nhiễm cúm A/H7N9 ở người.
 
Theo hướng dẫn, virus cúm A/H7N9 là chủng mới có nguồn gốc gen từ virus cúm gia cầm và một số loài chim, có khả năng gây nhiễm cho người dẫn đến viêm phổi nặng và tiến triển nhanh, tỉ lệ tử vong cao. 
 Được biết, đường lây truyền của virus cúm A/H7N9 hiện tại chưa được hiểu rõ và chưa có bằng chứng về sự lây truyền virus từ người sang người.
 
Theo đó, các ca bệnh nghi ngờ nhiễm cúm A/H7N9 là ca bệnh nghi ngờ có biểu hiện lâm sàng như đã có tiền sử đi vào vùng có ca bệnh, tiếp xúc gần với gia cầm và một số loài chim bị bệnh, tiếp xúc gần với người bệnh nghi ngờ. Bên cạnh đó, người bệnh có các biểu hiện nhiễm trùng đường hô hấp cấp như: sốt, ho, khó thở, có tổn thương mô phổi. Những ca bệnh xác định nhiễm cúm A/H7N9 là ca bệnh có những biểu hiện lâm sàng nghi ngờ như trên và được khẳng định qua các xét nghiệm.

Bộ Y tế yêu cầu, những bệnh phẩm để chẩn đoán người nhiễm cúm gồm dịch đường hô hấp, đờm, dịch nội khí quản, dịch phế nang… Đối với các trường hợp đầu tiên nghi nhiễm cúm A/H7N9, các đơn vị cần lưu mẫu và chuyển mẫu đến các cơ sở xét nghiệm được Bộ Y tế cấp phép khẳng định.
 
Về nguyên tắc điều trị, các ca bệnh nghi ngờ đều phải được khám tại bệnh viện, cách ly và được làm xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán xác định bệnh.Các ca bệnh đã xác định nhiễm cần nhập viện và cách ly hoàn toàn và sử dụng thuốc kháng virus (oseltamivir hoặc zanamivir) càng sớm càng tốt.

Đối với các cơ sở điều trị, trong trường hợp có trường hợp bệnh nhân nhiễm cúm A/H7N9 nặng đáp ứng chậm với thuốc kháng virus thì có thể dùng liều gấp đôi và thời gian điều trị có thể kéo dài đến 10 ngày hoặc đến khi xét nghiệm virus trở về âm tính. Đặc biệt, các cơ sở y tế cần theo dõi chức năng gan, thận của bệnh nhân để điều chỉnh liều lượng cho phù hợp.
 
Đặc biệt, đối với những bệnh nhân nhiễm cúm A/H7N9 nếu sốt trên 38,5 độ thì cơ sở điều trị cần cho dùng thuốc hạ sốt paracetamol với liều 10-15mg/kg ở trẻ em, với người lớn không quá 2g/ngày. Trường hợp bệnh nhân bị bội nhiễm phế quản phổi thì nên dùng kháng sinh có hiệu lực với vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện.
 
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, tiêu chuẩn được xuất viện đối với người nhiễm cúm A/H7N9 khi hết sốt 5-7 ngày và mạch, huyết áp, nhịp thở, các xét nghiệm máu trở về bình thường. Sau khi xuất viện, người bệnh phải tự theo dõi nhiệt độ 12 giờ/lần, nếu nhiệt độ cao hơn 38 độ ở hai lần đo liên tiếp hoặc có dấu hiệu bất thường khác phải đến khám lại ngay tại nơi đã điều trị.
 
Hiện nay, trong công tác điều trị chưa có vắcxin đặc hiệu với virus cúm A/H7N9 dùng cho người. Vì vậy, Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế khi phát hiện ca bệnh nghi ngờ nhiễm cúm A/H7N9 thì không xếp chung người bệnh nghi ngờ với các người bệnh khác; những ca nghi ngờ mắc bệnh phải mang khẩu trang ngoại khoa khi ở trong buồng bệnh cũng như khi đi ra ngoài buồng bệnh.

Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng lây nhiễm cúm A/H7N9 bao gồm tăng cường tuyên truyền, không buôn bán vận chuyển, giết mổ, sử dụng gia cầm chưa được kiểm dịch đúng quy định; che miệng, mũi khi ho, hắt xì, xì mũi bằng khăn giấy hoặc vệ sinh tay; sử dụng đồ phòng hộ, rửa tay bằng xà phòng khi tiếp xúc gia cầm; tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh hô hấp cấp.

(Theo SGGP - VnMedia)

Các tin khác

YBĐT - Gần đây người dân Yên Bái quan tâm tới thông tin về một trường hợp tử vong ở Yên Bái do mắc cúm A/H1N1. Cũng có thông tin rằng trường hợp này là người Yên Bái đi ra ngoại tỉnh mắc bệnh chứ không phải mắc bệnh tại Yên Bái. Để có thông tin chính xác về ca tử vong này, cũng như các biện pháp phòng chống dịch cúm A/H1N1, cúm A/H5N1, cúm A/H7N9 đã và đang thực hiện của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh. Phóng viên YBĐT đã có cuộc trao đổi với thạc sĩ Trần Viết Thắng - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái xung quanh vấn đề này.

Tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện làm đường giao thông nông thôn thuộc Chương trình 30a của Chính phủ tại huyện Trạm Tấu.

YBĐT - Năm 2012, Kiểm toán Nhà nước khu vực VII đã triển khai thực hiện các cuộc kiểm toán việc thực hiện các Chương trình 30a, chính sách 167 và kiểm toán ngân sách, tiền và tài sản Nhà nước năm 2011 lồng ghép một số chuyên đề chuyên sâu; thực hiện kiểm tra kiến nghị kiểm toán tại các tỉnh.

Phó chủ tịch Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Văn Ngàng (thứ nhất phải sang) lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nữ công nhân, viên chức dân tộc thiểu số tại Đại hội Công đoàn tỉnh Yên Bái lần thứ XVIII.

YBĐT - Với chức năng nhiệm vụ của mình, hơn 5 năm qua (từ 2008 đến nay), Bảo hiểm xã hội tỉnh Yên Bái đã làm tốt việc tham mưu với UBND tỉnh hướng vào các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm nhằm thực hiện tốt các chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn.

Học sinh xem điểm thi thử tốt nghiệp THPT năm 2013 do nhà trường tổ chức.

YBĐT - Năm học 2012 - 2013, Trường THPT Hồng Quang (Lục Yên) có 254 em học sinh bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT. Nhằm đạt tỷ lệ đỗ cao, ngay từ đầu năm học, Trường đã chỉ đạo các tổ chuyên môn sớm triển khai kế hoạch, chương trình, giáo án ôn tập phù hợp yêu cầu với từng nhóm đối tượng học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục