Sự thật "miền đất hứa"

  • Cập nhật: Thứ sáu, 19/4/2013 | 8:59:31 AM

YBĐT - Những bi kịch khi rời xa quê hương với ước mong “không làm cũng có ăn” của những người đi trước đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đồng bào Mông hôm nay. Những cái kết có hậu khi đồng bào giác ngộ trở về định cư tại địa phương trong sự bao bọc của Đảng và chính quyền khiến đồng bào biết trân trọng, yêu quê hương.

Trung tâm xã Phình Hồ (Trạm Tấu).
Trung tâm xã Phình Hồ (Trạm Tấu).

"Trước đây, người Mông xã Xà Hồ mình đã nghe theo một vài người bảo di cư vào các tỉnh khác cuộc sống sẽ sung sướng hơn. Người ta nói, những nơi như: Thanh Hóa, Đắc Nông, Sơn La … 1 tháng làm 10 ngày, 1 năm làm 2 tháng đã đủ ăn  thế là mình đi. Gần 6 năm ở xứ người với 4 đứa con chào đời, đói nghèo cùng cực, cơm không có ăn, áo không có mặc, con cái không đi học, mình cũng không được chế độ gì và cuộc sống chủ yếu vẫn là phát rừng trồng cây... Có những lúc 7 người cả già, cả trẻ ngồi quanh nồi rau bí luộc ăn thay cơm... Nghĩ đến ngày tháng ấy mình vẫn rùng mình, khiếp sợ...".

Đó là chia sẻ của anh Mùa A Lao ở thôn Đầu Cầu, xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu khi kể lại câu chuyện di cư đi tìm "miền đất hứa" của chính gia đình mình trước đây. Năm 1991, nghe có người giới thiệu vào một xã vùng cao thuộc tỉnh Thanh Hóa, bố A Lao bảo cả gia đình bán nhà, bán trâu, bò để di cư vào đó nhưng vào đến nơi mới biết nơi ấy cũng rừng xanh núi đỏ, dốc cao vực sâu trong khi cả gia đình nheo nhóc, lạ nước lạ cái.

Dựng ngôi nhà tạm để sống, sau đó là phát rừng đầu nguồn trồng cây sắn, cây ngô và lúa nương. Không giấy tờ hợp pháp đồng nghĩa với không được cấp đất và không được hưởng nhiều chính sách khác... Cuộc sống của gia đình vô cùng vất vả, thường xuyên phải ăn rau, củ thay cơm. Sau 4 năm chật vật ở Thanh Hóa gia đình lại một lần nữa chắt bóp những đồng tiền cuối cùng để sang Sơn La.

Cũng giống như lần trước, ở nơi xa xứ với đất mới, người mới, vẫn là núi rừng, dốc đá, vì đã cạn vốn nên gia đình lại lâm vào cảnh sống tạm bợ, cơm không đủ no, áo không đủ mặc, đã thế còn thêm 2 đứa con chào đời. Anh Lao ứa nước mắt khi nhớ lại những ngày tháng lang bạt ở nơi đất khách: "Lúc đấy mình cảm thấy cuộc sống không còn gì khổ hơn nữa... và không có giấy tờ hợp pháp thì kết quả sẽ bị "trả lại" quê nhà”.

Rồi anh Lao kể với giọng đầy biết ơn: "Huyện Trạm Tấu mình đã sang tận nơi đón về, giúp mình làm nhà, cho vay vốn để phát triển sản xuất, cấp gạo cứu đói lúc giáp hạt nhưng đến năm 1996 lại có người rủ mình vào Đắc Nông, mình sợ gặp phải cảnh cũ nhưng vẫn muốn thử và lần này chỉ đi một mình với người em trai. Mấy ngày ngồi ô tô người như hết sức sống mới đến được nơi. Thấy cảnh chẳng khác hai lần trước mình sợ quá, anh em rủ nhau về luôn... Giờ mình nghĩ thông rồi, ít cái chữ thì phải chăm chỉ lao động, ở đâu cũng phải cần cù lao động mới có ăn”.

Thông tường ý Đảng, A Lao cùng gia đình định canh định cư, vậy là cuộc sống gia đình đã ổn định. Bây giờ cậu con cả đã tốt nghiệp trung cấp y, 2 cô con gái và cậu con út cũng đang học lớp 10, 11, vợ được đi học xóa mù chữ, mùa màng được cấp giống, giáp hạt được cấp gạo, thiên tai, bão lũ được hỗ trợ vượt qua khó khăn...".

Bây giờ A Lao không bao giờ nghĩ đi đâu nữa. Cũng giống Mùa A Lao, anh Tráng A Lềnh ở Háng Thồ, anh Hờ A Páo, anh Mùa A Tính ở thôn Đầu Cầu, xã Xà Hồ khi nhắc đến chuyện di cư tự do là "giãy nảy như đỉa phải vôi" với câu nói: "Húi a... sợ lắm rồi chẳng dại gì mà đi đâu cả, ở đâu cũng phải làm mới có ăn, chẳng có chỗ nào không lao động mà cuộc sống sung túc cả".

Một vài năm trước đây không chỉ anh Lao mà một vài người Mông ở một số xã vùng cao Trạm Tấu luôn nghĩ đến miền Trung, Tây Nguyên như một miền đất hứa nhưng họ đâu biết rằng, di cư bất hợp pháp thì không được hưởng những chế độ đãi ngộ của Nhà nước, cộng với lưng vốn ít ỏi khi bán hết nhà cửa, ruộng vườn chỉ đủ trang trải trên đường đi, và dù ở bất cứ đâu cũng đòi hỏi con người phải chăm chỉ mới có cơm no, áo ấm. "Miền đất hứa" trong tâm tưởng ấy đã mang về cho họ những kịch bản hoàn toàn giống nhau, đó là nước mắt, cuộc sống khó khăn cùng cực khi rời xa quê nhà.

Ông Giàng A Mang ở thôn Tà Chử, xã Phình Hồ trước khi đi di cư là một hộ gia đình có cuộc sống khá, khi bán tất cả tìm đến "miền đất hứa" thì giấc mơ tan nhanh như bong bóng xà phòng. Nơi ông đến là nơi xa đường giao thông, không có điện, hàng ngày ông phải đi làm thuê, cuốc mướn. Cơm không đủ no, áo không đủ mặc chứ không như lời người xúi giúc ông đi... Và rồi bằng tất cả những gì còn lại, ông nhanh chóng trở lại quê nhà trong sự bao bọc, thương yêu của chính quyền địa phương và bà con dân bản. Giờ đây ông đã có một ngôi nhà gỗ khá vững chãi theo chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo.

Những bi kịch khi rời xa quê hương với ước mong “không làm cũng có ăn” của những người đi trước đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đồng bào Mông hôm nay. Những cái kết có hậu khi đồng bào giác ngộ trở về định cư tại địa phương trong sự bao bọc của Đảng và chính quyền khiến đồng bào biết trân trọng, yêu quê hương, trở thành những tuyên truyền viên tích cực chống di cư bất hợp pháp đâu đó còn trong tư tưởng số ít người dân ở mảnh đất vùng cao này.

Phương Thùy

Các tin khác
Ảnh minh họa

Ngày 18-4, Bộ Công an đã có chỉ thị yêu cầu công an các đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm túc Công điện số 487/CĐ-TTg (ngày 4-4) về việc tiếp tục triển khai quyết liệt Đề án phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép, nhằm phòng ngừa sự xâm nhiễm các chủng vi rút cúm gia cầm nguy hiểm từ nước ngoài.

Chiều 18-4, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến báo cáo với Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội về kết quả thực hiện lời hứa tại phiên chất vấn trong khuôn khổ kỳ họp QH thứ 4; chủ yếu xoay quanh vấn đề y đức của đội ngũ cán bộ, nhân viên ngành y tế.

YBĐT - Nhằm phòng ngừa tham nhũng trên địa bàn, hàng năm, UBND huyện Lục Yên (yên Bái) đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn triển khai các văn bản của Trung ương, của tỉnh, huyện về công tác phòng, chống tham nhũng tới toàn thể cán bộ, đảng viên.

Giờ ôn tập Toán của học sinh Trường THPT Chu Văn An (Văn Yên).

YBĐT - Năm học 2011- 2012, tỷ lệ tốt nghiệp khối trung học phổ thông (THPT) của tỉnh Yên Bái đạt 98,9% và giáo dục thường xuyên đạt 97,7%. Đây là kết quả đáng phấn khởi của ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Yên Bái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục