Giảng viên không làm công tác phục vụ thi ĐH, CĐ
- Cập nhật: Thứ ba, 11/6/2013 | 7:49:53 AM
Bộ GD&ĐT vừa có hướng dẫn thanh tra tuyển sinh đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) năm 2013 gửi các Học viện, trường ĐH, CĐ. Theo đó, không bố trí giảng viên làm công tác phục vụ thi.
Ảnh minh họa.
|
Theo công văn hướng dẫn, nội dung thanh tra sẽkiểm tra việc sắp xếp danh sách thí sinh các phòng thi: số lượng thí sinh/phòng thi, việc đánh số báo danh (lưu ý: danh sách thí sinh không vượt quá 40 thí sinh/phòng thi);
Kiểm tra việc bố trí lực lượng tham gia kỳ thi và các công tác khác có liên quan (không bố trí giảng viên làm công tác phục vụ thi: bảo vệ, phục vụ nước …).
Về chấm trắc nghiệm, giám sát cán bộ tham gia chấm thi thực hiện đúng quy định về việc không được mang các vật dụng bị cấm khi xử lý phiếu trả lời trắc nghiệm; giám sát quá trình quét và xử lý, niêm phong phiếu trả lời trắc nghiệm và việc ghi vào đĩa CD các dữ liệu và kết quả bài thi;
Về chấm tự luận, giám sát việc thực hiện quy chế chấm thi, việc giao, nhận bài thi, quy trình chấm 2 vòng độc lập; việc ghi điểm vào phiếu chấm và bài thi; việc xử lý kết quả sau 2 lần chấm bài thi có chênh lệch điểm; việc xử lý bài thi có dấu hiệu bất thường.
Thanh tra đột xuất thi ĐH, CĐ năm 2013
Về quá trình tổ chức thanh tra, Bộ GD&ĐT thành lập các đoàn thanh tra (hoặc cử cán bộ thanh tra cắm chốt), kiểm tra công tác chuẩn bị thi, coi thi, chấm thi và xét tuyển tại một số Hội đồng tuyển sinh. Các đoàn thanh tra coi thi, chấm thi sẽ tiến hành theo hình thức thanh tra đột xuất không báo trước;
Các Bộ, ngành, địa phương có trường thành lập các đoàn (hoặc cử cán bộ) thanh tra, phối hợp với Thanh tra Bộ GD&ĐT tiến hành thanh tra; Các cơ sở giáo dục đại học thành lập các đoàn thanh tra (hoặc cử cán bộ thanh tra cắm chốt),…
Cán bộ thanh tra không làm thay nhiệm vụ của Hội đồng coi thi, chấm thi. Khi phát hiện thí sinh vi phạm quy chế, cán bộ thanh tra phải kiên quyết yêu cầu cán bộ coi thi xử lý theo quy định, lập biên bản ghi nhớ và theo dõi việc xử lý.
Khi phát hiện lãnh đạo, cán bộ coi thi, cán bộ chấm thi, nhân viên phục vụ coi thi, chấm thi vi phạm quy chế hoặc có hành vi thiếu trách nhiệm thì yêu cầu lãnh đạo Hội đồng tuyển sinh, Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học lập biên bản xử lý theo quy định và lập biên bản ghi nhớ, theo dõi việc xử lý.
Đối với đoàn thanh tra của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trường tổ chức tuyển sinh; Cục Nhà trường- Bộ quốc phòng và của cơ sở giáo dục ĐH, trong tình huống đặc biệt cần có ý kiến chỉ đạo của Bộ GD&ĐT thì phải kịp thời báo cáo bằng phương tiện thông tin nhanh nhất để xin ý kiến chỉ đạo giải quyết, nội dung báo cáo cần chính xác, ngắn gọn, chú ý yêu cầu bảo mật thông tin liên quan đến nội dung đề thi khi chưa thi xong.
Các báo cáo tổng hợp công tác giám sát sao in đề thi, coi thi, chấm thi, chậm nhất 02 ngày khi kết thúc, gửi qua đường bưu điện về Bộ GD&ĐT theo địa chỉ: Thanh tra Bộ GD&ĐT, số 49 Đại Cồ Việt, Hà Nội.
(Theo TPO)
Các tin khác
YBĐT - 10 năm qua, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (BVCSTE) của huyện Văn Chấn (Yên Bái) đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của các cấp, các ngành và mỗi người dân. Trẻ em trên địa bàn huyện ngày một được hỗ trợ, chăm sóc toàn diện, hiệu quả, thiết thực.
YBĐT - Sau hơn một năm thực hiện Đề án của Tỉnh ủy Yên Bái, Huyện ủy Trạm Tấu triển khai thí điểm mô hình chi bộ quân sự tại xã Bản Công và thị trấn Trạm Tấu.
YBĐT - Để hạn chế mức thấp nhất thiệt hại trong mùa mưa bão năm nay, Ban Chỉ huy PCLB-TKCN huyện đã chỉ đạo tổ chức rà soát, thống kê, khoanh vùng các khu vực trọng điểm có nguy cơ sạt lở cao, các khu vực hay xảy ra lũ ống, lũ quét; thông báo cho nhân dân không ngủ qua đêm tại các lán làm nương...
“Quản lý công dân bằng dữ liệu sẽ giảm tối thiểu các loại giấy tờ như khai sinh, sổ hộ khẩu… Mỗi người có số định danh, khi đi làm thủ tục hành chính không phải kê khai, nộp các bản sao, ước tính tiết kiệm 1.600 tỷ đồng/năm”.