Công điện khẩn chỉ đạo phòng tránh thiệt hại do mưa lũ

  • Cập nhật: Thứ ba, 30/7/2013 | 1:52:24 PM

Các địa phương chỉ đạo việc sơ tán dân ra khỏi vùng trũng, thấp, ven sông suối, khu vực ngoài bãi sông nguy hiểm.

Mực nước trên suối Nậm La khu vực  thành phố Sơn La dâng cao ở mức báo động II
Mực nước trên suối Nậm La khu vực thành phố Sơn La dâng cao ở mức báo động II

Để chủ động phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại do mưa lũ gây ra, sáng nay (30/7), Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương gửi công điện số 25/CĐ-TW gửi Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh: Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Lạng Sơn, Cao Bằng, Sơn La, Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Hoà Bình, Hà Nội, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hoá; Ban chỉ huy PCLB các Bộ: Quốc phòng, Công an, Giao thông vận tải, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Theo thông báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, lũ trên hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình đang lên. Mực nước lúc 9h sáng 30/7 trên sông Thao tại Yên Bái là 32,12m (trên báo động III là 0,12m), trên sông Lục Nam tại Lục Nam là 4,53m (trên báo động I là 0,23m), trên sông Cầu tại Đáp Cầu là 4,60m (trên báo động I là 0,3m), trên sông Thương tại Phủ Lạng Thương là 4,95m (trên báo động I là 0,65m).

Theo đó, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương và Văn phòng Uỷ ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn đề nghị Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố

1. Tổ chức triển khai phương án phòng chống lũ đảm bảo an toàn đê điều theo cấp báo động; tăng cường tuần tra canh gác, chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện sẵn sàng xử lý ngay giờ đầu các sự cố đê khi vừa phát sinh.

2. Kiểm tra, quản lý chặt chẽ và hướng dẫn giao thông ở các bến đò, ngầm qua suối. Yêu cầu chủ các phương tiện phải chấp hành các điều kiện đảm bảo an toàn cho hành khách, kiên quyết không cho phương tiện hoạt động nếu không đủ điều kiện an toàn theo qui định.

3. Chỉ đạo việc sơ tán dân ra khỏi vùng trũng, thấp, ven sông suối, khu vực ngoài bãi sông và khu vực vùng núi có nguy cơ sạt lở đất. Duy trì, tổ chức lực lượng để ứng cứu và xử lý kịp thời các tình huống xấu xảy ra.

4. Thông báo cho các chủ đầu tư và đơn vị có công trình đang thi công ở ven sông, trên sông, chủ các phương tiện vận tải thủy biết thông tin trên để chủ động các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, tài sản và các phương tiện.

5. Kiểm soát việc vận hành các hồ chứa theo quy định. Có phương án xử lý đảm bảo an toàn công trình và hạ du đối với các hồ chứa đang thi công, đặc biệt các hồ đang có sự cố.

6. Tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ, chỉ đạo kịp thời các biện pháp phòng, chống lũ; nắm vững thông tin và thường xuyên báo cáo về Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương và Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn.

(Theo VOV)

Các tin khác
Giờ học tiếng Anh của học sinh trường Trung học phổ thông Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội.

Theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo, khoảng 1.680 giáo viên tiếng Anh bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông trên cả nước sẽ được đào tạo bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ trong năm 2013.

YBĐT - Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày qua đã gây lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ tại một số địa phương. Trên địa bàn tỉnh Yên Bái cũng đã xảy ra mưa lớn, cùng với nước ở thượng nguồn sông Hồng đổ về dâng cao đã gây ngập úng cục bộ tại một số tuyến đường trên địa bàn thành phố Yên Bái và hàng trăm ha lúa, ngô và hoa màu của nhân dân tại các huyện Văn Yên, Trấn Yên... bị ngập chìm trong nước.

Tổ hòa giải xã Suối Giàng làm công tác hòa giải tại gia đình bà Sồng Thị Phua, thôn Giàng B.

YBĐT - Tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân sự việc, giải quyết công việc thấu tình đạt lý - đó là một trong những kinh nghiệm "đắt" để hoạt động của tổ hòa giải xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn luôn phát huy hiệu quả, góp phần củng cố tình làng, nghĩa xóm, hạn chế tối đa tình trạng đơn thư, khiếu kiện vượt cấp, xây dựng mối đoàn kết trong cộng đồng dân cư.

Cầu đường sắt đoạn xã Nga Quán, huyện Trấn Yên đã ngập sâu trong nước.

YBĐT - Nước trên sông Hồng và khe suối trên địa bàn huyện Trấn Yên lên rất nhanh, đến thời điểm 8 giờ sáng ngày 30/7 đã đạt mức báo động 3 và gây ngập úng 2 nhà dân tại xã Quy Mông, hơn 500 ha lúa tại các xã ven sông như: Nga Quán, Cổ Phúc, Việt Thành, Đào Thịnh, Y Can, Quy Mông... đã chìm trong nước. Hiện nay tuyến đường Yên Bái - Khe Sang đã bị ách tắc tại khu vực thôn 1 xã Đào Thịnh (mực nước sâu khoảng trên 1 mét).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục