Đẩy mạnh xã hội hóa để phát triển thể dục thể thao quần chúng

  • Cập nhật: Thứ ba, 27/3/2018 | 7:21:45 AM

YBĐT - Bên cạnh việc đầu tư của Nhà nước, việc huy động các nguồn lực xã hội cho phát triển thể dục thể thao đã và đang từng bước trở thành xu thế chung của quá trình phát triển.  

Giải Bóng chuyền các câu lạc bộ tranh cúp Liên đoàn Bóng chuyền tỉnh Yên Bái năm 2017. (Ảnh: Thu Hiền)
Giải Bóng chuyền các câu lạc bộ tranh cúp Liên đoàn Bóng chuyền tỉnh Yên Bái năm 2017. (Ảnh: Thu Hiền)

Những năm gần đây, Cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” đã trở thành phong trào thể dục thể thao (TDTT) quần chúng được phát triển mạnh mẽ trong các đối tượng trên địa bàn toàn tỉnh, góp phần tích cực vào việc duy trì và nâng cao thể chất cho nhân dân. 

Một thực tế đáng mừng là bên cạnh việc đầu tư của Nhà nước, việc huy động các nguồn lực xã hội cho phát triển TDTT đã và đang từng bước trở thành xu thế chung của quá trình phát triển. 

Từ những chủ trương đúng đắn....

Xuất phát điểm là một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, ngân sách Nhà nước đầu tư cho tổ chức hoạt động cũng như xây dựng cơ sở vật chất về TDTT để phục vụ nhu cầu hưởng thụ đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân còn nghèo nàn, song dưới sự quan tâm lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, ngành văn hóa - thể thao và du lịch (VH-TT&DL) đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 05 của Chính phủ về "Đẩy mạnh xã hội hóa trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao”, Chỉ thị số 32 của Bộ VH-TT&DL về "Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động xã hội hóa lĩnh vực văn hóa, thể thao”. 

Theo đó, các tổ chức xã hội – nghề nghiệp về TDTT như: các liên đoàn thể thao, hội thể thao riêng biệt từng môn, các câu lạc bộ (CLB) TDTT cơ sở lần lượt được thành lập và đi vào hoạt động ngày càng hiệu quả.

Nếu như giai đoạn 1998 - 2000 mới chỉ có 2 liên đoàn thể thao về các môn bóng đá, bóng chuyền; 16 hội thể thao về các môn bóng bàn, cầu lông, bóng đá, cờ tướng; 169 CLB TDTT cơ sở được thành lập thì đến năm 2017 đã có 5 liên đoàn về các môn bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông, quần vợt, hơn 50 hội thể thao cấp huyện, hơn 500 CLB TDTT cơ sở thu hút hàng chục ngàn người tham gia tập luyện thường xuyên.
 
Nét đặc biệt trong tổ chức bộ máy của các liên đoàn thể thao cấp tỉnh đều có sự tham gia của các đồng chí lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các ngành, đoàn thể, lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố và các doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn.
 
Tương tự, các hội thể thao cấp huyện cũng nhận được sự nhiệt tình tham gia của các đồng chí lãnh đạo huyện. Chính điều này đã góp phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 08 của Bộ Chính trị về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về TDTT đến năm 2020”; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động chuyên môn nói chung, trong huy động các nguồn lực xã hội phục vụ phát triển TDTT nói riêng của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về TDTT ở mỗi cấp.

Bên cạnh việc thành lập các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về TDTT, việc ký kết các chương trình phối hợp hoạt động văn hóa, thể thao với các ngành, đoàn thể qua từng giai đoạn cũng góp phần đáng kể trong phát triển TDTT quần chúng trong các đối tượng những năm vừa qua. Giai đoạn 2016-2020 đã có 24 ngành, đoàn thể cấp tỉnh ký chương trình phối hợp với ngành VH-TT&DL để cùng tổ chức hoạt động cũng như huy động các nguồn lực tham gia phát triển TDTT của mỗi ngành.

.... Đến hiệu quả tích cực

Các liên đoàn thể thao cấp tỉnh trung bình mỗi năm được hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước chỉ vài chục triệu đồng, song theo quy chế hoạt động thì các liên đoàn vừa phải huy động xã hội hóa để tổ chức một giải thể thao với tên gọi "Tranh cúp liên đoàn” vừa phải hỗ trợ các tổ chức thành viên là các hội, các CLB cơ sở với số kinh phí lên đến vài trăm triệu đồng mỗi năm (trong khi nguồn ngân sách Nhà nước cấp cho Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT tỉnh để tổ chức hoạt động thể thao quần chúng chỉ chưa tới một tỷ đồng/năm). Thương hiệu các giải đấu do từng liên đoàn tổ chức ngày càng tạo được uy tín trong quần chúng nhân dân. Đáng chú ý là các giải đấu do Liên đoàn Quần vợt, Liên đoàn Bóng đá tổ chức còn có sức lan tỏa đến các tỉnh trong khu vực thông qua các giải mở rộng hàng năm.

Các hội, CLB TDTT các huyện, thị, thành phố cũng đã rất tích cực trong việc vận động xã hội hóa vào tổ chức các giải đấu.
 
2017 là năm tổ chức đại hội TDTT cấp cơ sở từ xã, phường, thị trấn đến đại hội TDTT cấp huyện. Với nguồn kinh phí được cấp còn rất hạn chế (khoảng hơn 100 triệu đồng cho cấp huyện, 3 đến 5 triệu đồng cho cấp xã) nhưng các địa phương đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động các thành phần xã hội cùng đóng góp để tổ chức.
 
Theo báo cáo tổng hợp từ các địa phương, trung bình mỗi đại hội cấp xã tiêu tốn khoảng từ 20 đến 30 triệu đồng, cấp huyện từ 150 đến 190 triệu đồng. Với 172/180 xã, phường, thị trấn; 8/9 huyện thị, thành phố đã hoàn thành tổ chức đại hội trong năm 2017 thì nguồn lực tài chính thu hút từ xã hội hóa lên tới con số hàng tỷ đồng cho những ngày hội lớn về TDTT của các địa phương.

Với sự vào cuộc của các cấp, ngành, địa phương, sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo nhân dân, sự đóng góp tích cực của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, đến nay, tỷ lệ số người tập luyện TDTT thường xuyên của tỉnh tăng từ 22% dân số năm 2008 lên 30,5% năm 2017, tỷ lệ số gia đình thể thao ước đạt gần 18%, số CLB TDTT được công nhận lên tới hơn 500 CLB (ngang bằng với số bình quân chung của cả nước). Trung bình mỗi năm, có hơn 600 giải thể thao quần chúng được tổ chức từ cấp xã, phường, thị trấn, huyện, thị, ngành đến cấp tỉnh.

Mặc dù còn khiêm tốn nếu so sánh với các địa phương khác trong cả nước, song trong điều kiện là một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn như Yên Bái thì những số liệu trên là hết sức ấn tượng. Đó là kết quả tổng hợp của công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, của các cấp, các ngành vói sự nghiệp TDTT nói chung. Những kết quả về đẩy mạnh công tác xã hội hóa làm nền tảng cho việc phát triển xã hội hóa TDTT của tỉnh Yên Bái mới chỉ là bước khởi đầu.
 
Để tiếp tục đẩy nhanh nhịp độ xã hội hóa theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, thời gian tới, ngành VH-TT&DL cần tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đến mọi cấp, mọi ngành, mọi tổ chức xã hội về cơ chế, chính sách của Nhà nước trong việc khuyến khích các tổ chức và cá nhân huy động các nguồn lực trong xã hội để phát triển VH-TT&DL nói chung, TDTT quần chúng nói riêng.

Phạm Văn Dương - Phó Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch

Các tin khác
Lễ khai mạc Đại hội Thể dục - thể thao ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Yên Bái lần thứ VIII năm 2017. (Ảnh: Hoàng Đô)

YBĐT - Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu - Người đã khai sinh ra nền thể dục thể thao cách mạng Việt Nam. Ngày 27/3/1946, cách đây 72 năm về trước, mặc dù trong điều kiện muôn vàn khó khăn của Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa còn non trẻ, quan tâm sâu sắc đến sức khỏe của toàn dân, Người đã ký Sắc lệnh số 38 về việc thiết lập trong Bộ Quốc gia Giáo dục một Nha Thanh niên và Thể dục.

HLV Gerd Zeise bị LĐBĐ Myanmar sa thải khi thất bại trong mục tiêu giành vé tham dự VCK Asian Cup 2019.

Thất bại trong mục tiêu giành vé tham dự vòng chung kết Asian Cup 2019 đã khiến huấn luyện viên Gerd Zeise bị Liên đoàn Bóng đá Myanmar tuyên bố sa thải.

K+ phát sóng trực tiếp trận đấu Jordan vs Việt Nam lúc 22h ngày 27/3.

Trận đấu Jordan với Việt Nam diễn ra vào 22h ngày 27/3 trên sân vận động King Abdulla II (Jordan). Truyền hình số vệ tinh K+ là đơn vị sở hữu độc quyền bản quyền trận đấu này trên tất cả các hạ tầng phát sóng truyền hình tại Việt Nam. Như vậy, người hâm mộ có thể theo dõi trực tiếp thầy trò HLV Park Hang Seo thi đấu trên hệ thống kênh K+.

8 bảng đấu ở World Cup 2018.

Từ 14/6 đến 15/7, World Cup 2018 sẽ diễn ra trên 10 sân cỏ nước Nga. Sau đây là lịch thi đấu 64 trận đấu hấp dẫn ở ngày hội bóng đá lớn nhất thế giới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục