Nhạc sĩ Đinh Nhu - tác giả bài hát “Cùng nhau đi hồng binh”

  • Cập nhật: Thứ sáu, 2/5/2014 | 9:12:29 AM

YBĐT - Nhạc sĩ Đinh Nhu, với bài hát “Cùng nhau đi hồng binh” đã động viên bao người hăng hái tham gia cách mạng, đánh đuổi quân cướp nước. Ông sinh năm 1910, quê ở Hải Phòng.

Từ nhỏ ông đã có năng khiếu âm nhạc. Dù nhà nghèo không được học hành, nhưng vốn thông minh, có năng khiếu, lại ở gần nhà hát, ông đã tự học được nhạc, sáng tác được ca khúc.

Đinh Nhu cũng là người sớm giác ngộ, tham gia cách mạng. Năm 1927, mới 17 tuổi, ông đã tham gia Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội. Hai năm sau, ông bị chính quyền thực dân Pháp bắt, giam ở Hỏa Lò (Hà Nội), bị kết án tù chung thân, bị đưa ra giam trong xà lim Côn Đảo.

Năm 1930, khi cao trào cách mạng Xô viết Nghệ Tĩnh truyền vào thôi thúc, ông đã sáng tác bài hát “Cùng nhau đi hồng binh”, phổ biến cho các bạn tù. Sau này, Mặt trận Bình dân bên Pháp thắng thế, thực dân Pháp nới lỏng tự do, một số tù nhân được tha, bài hát “Cùng nhau đi hồng binh” được phổ biến rộng rãi. Nhạc sĩ Đinh Nhu trở về Hải Phòng, tiếp tục hoạt động cách mạng. Ông lại bị địch bắt, đưa lên giam ở Căng Bắc Mê.

Cuối năm 1944, đầu năm 1945, phong trào cách mạng ở các tỉnh Việt Bắc lên cao, vùng giải phóng mở rộng, buộc chính quyền thực dân phải chuyển tù chính trị về “an trí” tại Căng Nghĩa Lộ. Trong các tù chính trị này có nhạc sĩ Đinh Nhu.

Trong cuốn sách “Nghĩa Lộ khởi nghĩa, Nghĩa Lộ vượt ngục” do ông Trần Huy Liệu viết, Hội Văn hóa cứu quốc xuất bản năm 1946 có viết: “Chúng tôi có non một trăm người, từ khi đặt chân lên Nghĩa Lộ đã chuẩn bị khởi nghĩa. Chính trị phạm trong tập trung doanh biến thành quân đội. Ban chỉ huy tối cao cho thành lập Ban chỉ huy quân sự, Ban chỉ huy chính trị. Khi chuẩn bị, anh Đinh Nhu quên cả ngủ, làm chiếc đồng hồ bằng gỗ để dùng khi hành quân. Ta tự chế một số dao nhọn”.

Cuộc bạo động đã nổ ra bất ngờ. Địch nổ súng đàn áp. Các anh Đinh Nhu, Nguyễn Văn Bảy, Vi, Phùng, Hương, Kim, Hiếu… bị bắt, bị chúng đóng cọc, đưa ra bắn. Những người chứng kiến kể lại: Anh Đinh Nhu bị địch bắn thủng mắt, miệng vẫn chửi giặc cướp nước, hô hào anh em binh lính quay súng trở về với Tổ quốc. Chính sự can đảm của anh đã gieo cho dân chúng Nghĩa Lộ ấn tượng không bao giờ quên, giúp họ mối căm thù bất diệt với quân cướp nước.

Trần Cao Đàm

Các tin khác
Tượng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại vị trí trung tâm của Phòng tôn vinh (Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ).

Bà Vũ Thị Tuyết Nga - Phó Giám đốc Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (Điện Biên) cho biết sau một thời gian chuẩn bị, đến ngày 1/5, công tác di chuyển hiện vật, sắp xếp trưng bày tại nhà trưng bày mới của Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã được hoàn thiện 99% khối lượng công việc.

Bằng thủ pháp hoạt hình 3D, đạo diễn Hà Bắc đã tái hiện sinh động về chiến dịch Điện Biên Phủ và chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Đây là tượng vàng Oscar duy nhất trong sự nghiệp của quay phim Gregg Toland (1904-1948). Ông được coi là một trong những quay phim có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử điện ảnh Mỹ. Bên cạnh phim “Đồi gió hú”, Toland còn là quay phim của “Citizen Kane” (Công dân Kane - 1941) và “The Best Years of Our Lives” (Những năm tháng khó quên - 1946).

Tượng vàng Oscar từng được trao cho quay phim Gregg Toland năm 1939 khi thực hiện bộ phim “Wuthering Heights” (Đồi gió hú) vừa được đem ra bán đấu giá trong tuần này và thu về 150.000 đô la (gần 3,2 tỉ VNĐ).

Ảnh minh họa.

Ngày này cách đây 39 năm, chiếc xe tăng của quân giải phóng tiến vào húc tung cánh cửa chính của Dinh Độc lập, buộc Tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh cùng toàn bộ những nhân vật chủ chốt của nội các chính quyền Sài Gòn phải đầu hàng vô điều kiện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục