Phú Thọ tiếp nhận phiên bản mộc về Truyền thuyết Hùng Vương
- Cập nhật: Thứ năm, 15/5/2014 | 2:05:36 PM
Ông Lưu Quang Huy, Giám đốc Khu di tích lịch sử Đền Hùng vừa cho biết, phiên bản mộc triều Nguyễn về Truyền thuyết Hùng Vương đã chính thức được Cục Văn thư lưu trữ Quốc gia trao tặng cho tỉnh Phú Thọ.
Mộc bản triều Nguyễn.
|
Phiên mộc bản triều Nguyễn là bản khắc gỗ cổ nhất được tìm thấy cho tới nay, khắc về Truyền thuyết Hùng Vương và là phiên Mộc bản quý mà tỉnh Phú Thọ lần đầu tiên được tiếp nhận.
Các hiện vật sẽ được trưng bày tại Bảo tàng Hùng Vương, Nhà trưng bày tại Đền Hùng để con dân đất Việt trên mọi miền Tổ quốc được chiêm ngưỡng, tìm hiểu, nghiên cứu rộng rãi...
Đây là phiên bản mộc được khắc chữ Hán hoặc chữ Nôm ngược, bao gồm những ván khắc các tác phẩm chính văn, chính sử của Vương triều Nguyễn được chuyển từ Văn miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội) về lưu trữ ở Huế vào thời vua Minh Mạng và Thiệu Trị; trong đó có một bản khắc duy nhất về cội nguồn lịch sử dân tộc Việt Nam.
Tấm mộc bản này nằm trong bộ sách Đại Việt Sử ký toàn thư, Kỷ Hồng Bàng thị, quyển số 1. Kích thước 36,5×20cm; khổ khuôn in 29,5× 19,5cm. Đây là bản khắc gỗ cổ nhất được tìm thấy cho tới nay khắc về Truyền thuyết Hùng Vương…
Phiên bản mộc Truyền thuyết Hùng Vương được trao tặng cho tỉnh Phú Thọ, thể hiện tấm lòng thành kính của những người làm công tác văn thư, lưu trữ trên cả nước tưởng nhớ công lao các Vua Hùng.
(Theo VTV)
Các tin khác
Với các giá trị nổi bật về mặt nội dung, hình thức và phong cách, hồ sơ “Châu bản triều Nguyễn" đã thuyết phục được Ban Tư vấn cũng như dành được đa số phiếu bầu của các nước thành viên tham dự Hội nghị để lọt vào danh sách 16/21 hồ sơ đề cử được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Trong hai ngày 14 và 15-5, tại TP Vinh (tỉnh Nghệ An), Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam thuộc Bộ VH,TT&DL phối hợp với Sở VH,TT&DL tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh tổ chức hội thảo khoa học quốc tế "Bảo tồn và phát huy giá trị dân ca trong xã hội đương đại" - trường hợp dân ca Ví, Dặm Nghệ Tĩnh.
Ngày 13/5, Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về hội nhập quốc tế.
YBĐT- Lễ cưới hỏi của người Dao quần chẹt xưa kia phải trải qua tới 8 bước lễ nghi thì mới hoàn thành một lễ cưới, đó là lễ dạm hỏi, lễ thông đường, lễ định cha mẹ, lễ xin định lễ vật, lễ xem ngày và định ngày cưới, lễ cưới, lễ lại mặt.