“Hà Nội - Ngày tiếp quản” qua ảnh của các nhân chứng lịch sử

  • Cập nhật: Thứ ba, 7/10/2014 | 8:13:25 AM

Những bức ảnh chụp Hà Nội ngày giải phóng được trưng bày tại đây phần nhiều do chính người dân Thủ đô chứng kiến và ghi lại.

Nhân kỷ niệm 60 năm ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2014), ngày 6/10, Thư viện Quốc gia Việt Nam cùng Tạp chí Xưa và Nay trưng bày 60 bức ảnh với chủ đề “Hà Nội - Ngày tiếp quản”.

Những hình ảnh trong cuộc trưng bày “Hà Nội - Ngày tiếp quản” do các nhà báo trong và ngoài nước thực hiện, nhưng nhiều nhất là của chính người dân Thủ đô chứng kiến sự kiện lịch sử và chụp lại những khoảnh khắc mãi mãi không bao giờ quên đối với họ. Đó là khi đoàn quân chiến thắng của ta vào tiếp quản Thủ đô, chấm dứt sự chiếm đóng của thực dân Pháp suốt 8 năm.

Thông qua các tư liệu được trưng bày, Ban tổ chức hy vọng sẽ cung cấp cho công chúng cái nhìn sâu sắc, toàn diện hơn về Hà Nội qua từng thời kì lịch sử. Qua đó, nhằm ôn lại truyền thống lịch sử, khơi dậy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tình yêu đất nước, niềm tự hào dân tộc.

Ngoài những bức ảnh về “Ngày tiếp quản”, Ban tổ chức còn trưng bày gần 500 cuốn sách và hơn 20 tên báo, tạp chí tiêu biểu của các tác giả Việt Nam và nước ngoài viết về Hà Nội trước, trong và sau ngày giải phóng Thủ đô, hiện đang được lưu giữ tại Thư viện Quốc gia.

Triển lãm sẽ kéo dài đến hết ngày 16/10 tới.

Một số hình ảnh được trưng bày tại triển lãm:
  

Hình ảnh bộ đội tiến vào Thủ đô

  

  

Đoàn Thanh niên xung phong tiến vào Hàng Đào

  

Bộ đội trên phố Hàng Khay


  

Bộ đội mừng vui trong ngày tiếp quản

  

Cầu Long Biên - điểm cuối của cuộc chuyển quân và thực dân Pháp rút khỏi Hà Nội

 
 

(Theo VOV)

Các tin khác
Nhạc sĩ Quốc Trung - Tổng đạo diễn của Lễ hội âm nhạc Gió mùa 2014.

NS Quốc Trung nói thành công của Monsoon Music Festival 2014 là “nhiều hơn sự mong đợi”. Mặc dù, để có được kết quả đó, anh đã dốc toàn bộ số tiền tiết kiệm trong 2 năm.

Tháng mười Hà Nội - chương trình nghệ thuật hoành tráng, được xây dựng công phu với theo hình thức bán sử thi thông qua ngôn ngữ và hình tượng nghệ thuật ca, múa, nhạc, kết hợp hình ảnh các phim, phóng sự, tài liệu - sẽ diễn ra từ 20 giờ đến 21 giờ 30 ngày 9 và 10-10 tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám.

Dân tộc Tày có khắp, cọi, quan làng để hát giao duyên.
Ảnh: Thiếu nữ Tày Lục Yên. (Ảnh: Thanh Miền)

YBĐT - Vùng sông Chảy ở Yên Bái gồm dân ở các huyện Yên Bình, Lục Yên (Tày, Nùng, Kinh, Dao quần trắng, Cao Lan), từ xa xưa đã có hát giao duyên truyền thống. Hát trong lao động sản xuất, hát trong lễ hội, đặc biệt là hát trong đám cưới. Họ hát đối đáp đến say mê, hát hẹn ước để rồi nên vợ nên chồng, yêu thương nhau bền chặt.

Ảnh minh họa.

Kỷ niệm 60 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2014), nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật sẽ diễn ra trong tuần này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục