Kỷ niệm 226 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

  • Cập nhật: Thứ ba, 24/2/2015 | 8:10:30 AM

Hàng nghìn người dân Hà Nội đã đến tham dự Lễ hội gò Đống Đa kỷ niệm 226 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789-2015).

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội dâng hương tại Lễ kỷ niệm.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội dâng hương tại Lễ kỷ niệm.

Ngày 23/2 (tức mùng 5 Tết Nguyên đán Ất Mùi), tại Công viên văn hóa Đống Đa, Hà Nội diễn ra Lễ hội gò Đống Đa kỷ niệm 226 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789-2015).

Tới dự và dâng hương kỷ niệm có Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị, đại diện lãnh đạo Bộ, ban, ngành Trung Ương và thành phố Hà Nội, cùng với đông đảo người dân Thủ đô và du khách.

Tại buổi lễ, các đại biểu và nhân dân thủ đô đã ôn lại truyền thống hào hùng của chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, bày tỏ lòng tri ân với người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ và khơi dậy niềm tự hào về chiến thắng lẫy lừng của Quang Trung trong việc đánh đuổi giặc xâm lăng.

Ngày này cách đây 226 năm, vào mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789, nghĩa quân Tây Sơn, dưới sự chỉ huy của người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ đã hành quân thần tốc, bất ngờ tiến công vào kinh thành Thăng Long. Đỉnh cao là trận chiến sáng ngày mùng 5 Tết Kỷ Dậu, đánh tan hơn 29 vạn quân xâm lược Mãn Thanh, giải phóng kinh thành Thăng Long, giải phóng đất nước.

Ngày mùng 5 tháng Giêng hàng năm đã trở thành ngày kỷ niệm truyền thống thiêng liêng của người dân Thủ đô. Ông Nguyễn Song Hào, Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận Đống Đa, Hà Nội cho biết: “Lễ hội Gò Đống Đa được Ủy ban nhân dân Quận Đống Đa, Hà Nội tổ chức hàng năm để tưởng nhớ tới công tích lẫy lừng của Vua Quang Trung, đồng thời giáo dục truyền thống yêu nước, tự hào dân tộc của các thế hệ cán bộ, nhân dân Thủ đô”.


Nghi lễ rước kiệu Vua Quang Trung và Công chúa Ngọc Hân

Lễ hội Gò Đống Đa được tổ chức trang trọng, thành kính với các nghi thức dâng hương, tế lễ, rước kiệu Vua Quang Trung. Ngoài phần nghi lễ, màn trống hội đã tái hiện hình ảnh Vua Quang Trung oai phong ra trận, chiến thắng giòn giã, đem cành đào về tặng cho công chúa Ngọc Hân gợi cho người dân, du khách nhiều cảm xúc về một thời hào hùng chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

Tự hào là người vào vai vua Quang Trung, Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Ánh Dương, Nhà hát Tuồng Việt Nam xúc động: “Tôi rất trăn trở khi nhận vào vai nhân vật anh hùng của dân tộc. Người diễn viên phải thả hồn vào người anh hùng dân tộc Quang Trung, phải thể hiện ngôn ngữ, đại từ cho khỏe mạnh, chắc tiếng để tái hiện lại vua Quang Trung”.

Người dân Thủ đô dâng hương tại lễ kỷ niệm.

Ông Vũ Xuân Chữ, người dân quận Đống Đa, Hà Nội cho biết: “Chiến thắng của Vua Quang Trung lừng lẫy năm châu bốn biển, chúng ta là thế hệ sau phải tôn thờ và noi theo để bảo vệ và giữ gìn Tổ quốc như ông cha ta đã làm”.

Lễ hội Gò Đống Đa kéo dài hết ngày mùng 5 Tết với các chương trình rước rồng lửa Thăng Long, các tiết mục thi đấu võ thuật, cờ người cờ tướng.. thể hiện tinh thần thượng võ, khí thế hào hùng của chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa lịch sử, hào hùng.

(Theo VOV)

Các tin khác

YBĐT - Bản người Thái nằm trong mây bên chân đèo Khau Phạ. Ngồi bên bản ngắm mây lặng lẽ nhuộm trắng sườn núi phía xa, nhâm nhi từng hạt cốm xanh thật kỹ để cảm nhận vị thanh mát, dẻo thơm. Khi những hạt cốm xanh kia tan trong miệng là lúc ta ngộ ra rằng, việc phải vượt cả chặng đường quanh co kia để đến với Tú Lệ chẳng hề vô nghĩa!

YBĐT - Mỗi dịp tết đến xuân về, người Mông Trạm Tấu lại có phong tục “Khờ Chan”, phong tục rửa và trang trí cho công cụ lao động để nó nghỉ ngơi trong mấy ngày tết, thể hiện sự biết ơn đối với công cụ lao động, trở thành một nét đẹp văn hóa trong ngày tết của đồng bào Mông...

(Ảnh: Hoàng Đô)

YBĐT - "Lên Tây Bắc là phải xòe đấy nhé!"- câu nói với theo của cậu bạn khi tôi bắt đầu cuộc hành trình lên với Mường Lò, Nghĩa Lộ nổi tiếng.

Bánh tét kỷ lục dài 18 mét được rước diễu hành qua phố Tuy Hòa.

Bánh tét dài kỷ lục 18m, đường kính 0,2m, trọng lượng 450kg, được làm bằng 250kg nếp, 30kg đậu xanh, 15kg đậu đen, 15kg đậu phụng, 70kg thịt heo, 300 trái chuối, 25 trái gấc, 50kg dừa bào, 15kg lá cẩm… sau đó bánh được bán cho du khách lấy tiền làm từ thiện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục