Thành lập Hiệp hội Bảo vệ quyền của nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc Việt Nam
- Cập nhật: Thứ sáu, 26/2/2016 | 2:56:53 PM
Ngày 25/2, tại Hà Nội, Bộ Nội vụ đã trao quyết định thành lập Hiệp hội Bảo vệ quyền của nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc Việt Nam (gọi tắt là APPA) với mục đích chính là bảo vệ quyền tác giả cho các nhạc sĩ, ca sĩ khi không thể tự đứng ra bảo vệ cho mình.
NSND Thanh Hoa (trái) được bầu làm chủ tịch APPA. Ảnh minh họa.
|
Quyết định cho phép thành lập Hội Bảo vệ quyền của nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc Việt Nam được Thứ trưởng Bộ Nội vụ ký ngày 1/12/2015. Trong đó nêu rõ, Hội Bảo vệ quyền của nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc Việt Nam là tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức và hoạt động theo Điều lệ được Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt, tuân thủ quy định của pháp luật, chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ, ngành có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội.
Hội Bảo vệ quyền của nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc Việt Nam, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng, tự bảo đảm kinh phí, trụ sở và phương tiện hoạt động.
Sau lễ trao quyết định, Đại hội APPA nhiệm kỳ 2016 - 2021 cũng đã được tổ chức kín. NSND Thanh Hoa được bầu làm chủ tịch, nhạc sĩ Lê Quang và NSƯT Hà Thủy là phó chủ tịch.
Tại thời điểm này APPA đã có khoảng 160 thành viên. Trong năm đầu, hội sẽ chú trọng vào việc phát triển hội viên, vận động để các nghệ sĩ biết và tham gia hội. Ban lãnh đạo hội cũng sẽ học hỏi thêm từ các hội có chức năng tương tự ở các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Na Uy, Thụy Sĩ… về cách thức hoạt động.
Trong thời gian tới, Hiệp hội Bảo vệ quyền của nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc sẽ ra mắt tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Dự kiến, hội sẽ tổ chức chương trình ca nhạc với sự tham gia của đông đảo nghệ sĩ dự kiến được tổ chức vào giữa tháng 4 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
(Theo Dangcongsan.vn)
Các tin khác
Ngày 25/2, tại cảng cá Tam Giang, xã Tam Giang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam đã đón nhận Hát bả trạo là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
YBĐT - Ông được người già, trẻ nhỏ nơi đây tôn trọng yêu mến bởi những cống hiến và gìn giữ những làn điệu Sình ca của đồng bào Cao Lan ở xã Hòa Cuông, huyện Trấn Yên. Ông là Nịnh Quang Thanh - Nghệ nhân dân gian, Nghệ nhân ưu tú, "báu vật" quý giá của người Cao Lan hiện nay.
Chiều 25/2, tại Hà Nội, Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức giới thiệu bản dịch bằng thơ tự do tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du mang tên “Truyện Kiều song ngữ Nga - Việt”.
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa trình Thủ tướng Chính phủ, xét trình Chủ tịch nước truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho cố nhạc sĩ Văn Cao.