Ngày thơ Việt Nam lần thứ XVI – 2018 kéo dài trong 4 ngày

  • Cập nhật: Thứ bảy, 24/2/2018 | 8:13:37 AM

YênBái - Ngày 23-2, tại Hà Nội, Ban tổ chức Ngày thơ Việt Nam lần thứ XVI đã họp và thông báo về công tác chuẩn bị cho "Lễ hội thơ” quan trọng nhất trong năm. Theo đó, nét mới nhất của Ngày thơ Việt Nam năm nay là kéo dài trong 4 ngày chứ không phải 1 ngày như các năm trước.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.


Trước đó, ngày 18-1, Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (Khóa IX) đã ra Quyết định thành lập Ban tổ chức Ngày thơ Việt Nam lần thứ XVI (Nguyên tiêu Mậu Tuất-2018) gồm 43 thành viên, do nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam; Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - làm Trưởng ban. Chủ đề Ngày thơ Việt Nam lần thứ XVI - 2018 là "Các nhà văn Việt Nam đồng hành cùng đất nước”.

Ngày thơ Việt Nam lần thứ XVI có nhiều nét mới về nội dung và hình thức tổ chức. Cụ thể: Ngày thơ Việt Nam năm nay lần đầu tiên sẽ diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 27-2 đến 2-3- 2018 (tức từ ngày 12 đến 15 tháng Giêng).

Trong đó, ngày 27-2 trọng tâm là cuộc Hội thảo chủ đề "Những vấn đề của thơ Việt Nam hiện nay”, do Nhà thơ Trần Đăng Khoa chủ trì. Ngày 28-2 sẽ có hội thảo về tiểu thuyết Việt Nam đương đại, hưởng ứng cuộc thi tiểu thuyết 2017 - 2020 của Hội Nhà văn Việt Nam, do Nhà văn Nguyễn Trí Huân chủ trì. Ngày 1-3, tức ngày 14 tháng Giêng, sẽ khai mạc Sân thơ các Câu lạc bộ thơ tại khu vực Hồ Văn. Ngày 2-3,  tức rằm tháng Giêng, sẽ khai mạc Ngày thơ Việt Nam lần thứ XVI tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) với hai sân thơ: Sân thơ truyền thống và sân thơ trẻ. Năm nay, sân thơ trẻ sẽ do Hội Nhà văn Hà Nội phối hợp với Ban Nhà văn trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức, với nhiều nội dung phong phú.

Ngoài ra, Ngày thơ Việt Nam lần thứ XVI còn có sự tham gia của đoàn nhà thơ Nhật Bản trên cả hai sân thơ truyền thống và sân thơ trẻ. Đặc biệt, trong số 50 câu thơ được chọn trong nghi thức thả thơ năm nay, sẽ có 5 câu thơ của các nhà thơ Việt Nam đang sinh sống và sáng tác ở nước ngoài.

Cũng trong khuôn khổ ngày thơ sẽ có triển lãm chân dung và hình ảnh các nhà văn Việt Nam tham gia chiến dịch Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Theo nhà thơ Hữu Thỉnh, những hoạt động diễn ra trong ngày thơ chính là những bước chuẩn bị quan trọng để tiến tới Ngày thơ Việt Nam trở thành Ngày văn học Việt Nam.
 
(Theo HNMO)

Các tin khác
Lễ khai hội chùa Ba Vàng được tổ chức thường niên từ năm 2015 vào mùng 8 Tết âm lịch.

Sáng 23/2 (tức mùng 8 Tết Âm lịch), hàng nghìn tăng ni phật tử và du khách đã tham gia Lễ khai hội chùa Ba Vàng năm 2018.

Tục ban nước rửa tay trước lễ gieo hạt của người Khơ Mú.

YBĐT - Lễ hội có tính chất tâm linh lớn nhất trong năm của đồng bào Khơ Mú, xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn là lễ hội Cầu mùa, thể hiện sự biết ơn tổ tiên xa xưa đã tìm ra hạt thóc, cây màu để nuôi sống con người và cầu mong thần linh, tổ tiên phù hộ một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi.

YBĐT - Sáng 22/2 (tức mồng 7 tháng Giêng Âm lịch), nhân dân vùng bưởi Khả Lĩnh đã mở hội Đình Khả Lĩnh để tưởng nhớ công ơn vị thành hoàng Thượng đẳng thần Cao Sơn Đại vương đã có công khai đất mở làng.

YBĐT - Cùng với các làn hát páo dung trữ tình và da diết, thường được các thanh niên nam nữ hát giao duyên trong mùa xuân, người Dao ở Đại Sơn còn lưu giữ được nhiều vũ điệu truyền thống độc đáo, giàu ngôn ngữ múa và sắc thái biểu cảm. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục